Trong đó, tập trung nhiều nhất ở TP. Huế với 20 cơ sở, còn lại ở các huyện, thị xã. Hầu hết các cơ sở nuôi chim yến đều do người dân tự phát, mua máy dẫn dụ về nuôi, chưa được kiểm soát chặt chẽ nên có nguy cơ lây nhiễm và phát tán mầm bệnh khi có dịch xảy ra.
Nhiều gia đình sử dụng nhà ở đặt máy dẫn dụ chim yến ngay trong khu dân cư thành phố Huế
Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: “Luật chăn nuôi sẽ có hiệu lực năm 2020, trong đó có đề cập đến việc nuôi chim yến. Trong khi chờ các thông tư, nghị định hướng dẫn, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các địa phương thống kê và rà soát khu vực nội thành, nội thị, khu dân cư không được phép chăn nuôi, khu vực nuôi chim yến. Hiện UBND tỉnh đã yêu cầu các địa phương triển khai tiếp tục thống kê, ra soát để khi có nghị định, thông tư hướng dẫn sẽ triển khai ở các địa phương”.
UBND tỉnh cũng đã có văn bản yêu cầu UBND các địa phương thực hiện phối hợp với Sở NN&PTNT, các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục rà soát bổ sung, đề xuất các khu vực cụ thể không được phép chăn nuôi (trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường), khu vực nuôi chim yến; thống kê các cơ sở chăn nuôi dự kiến phải di dời, tiếp tục đề xuất chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.
Đồng thời, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, Sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch cụ thể, chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và địa phương tiếp tục rà soát, thảo luận, thống nhất, báo cáo UBND tỉnh nội dung quy định khu vực nội thành, nội thị, khu dân cư không được phép chăn nuôi, khu vực nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đúng chủ trương, phù hợp tình hình thực tế và có tính khả thi; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 31/12/2019.
Tin, ảnh: Hà Nguyên