Chủ Nhật, 24/02/2019 14:44

Kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, duy trì sự ổn định của nền kinh tế

Sáng 24/8, sau phần phát biểu khai mạc hội nghị Tỉnh uỷ bất thường để bàn và thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 – 2025; quán triệt một số văn bản của Trung ương của UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu, hội nghị nghe Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, trình bày Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 – 2025.

Hội nghị Tỉnh ủy bất thường để tiến hành các bước quy trình về công tác nhân sựHội nghị Tỉnh ủy bất thường để tiến hành các bước về tổ chức cán bộBổ sung quy hoạch cấp ủy quyết định trực tiếp đến thành công của đại hộiSớm trình đề án Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương lên Quốc hộiNắm bắt tình hình tư tưởng và định hướng dư luận xã hội

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ trong một lần kiểm tra các mô hình kinh tế ở Quảng Điền

Đồng bộ các cơ chế, chính sách

Theo Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, có 13 chỉ tiêu chủ yếu và 6 chương trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 – 2025. Đó là, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân/năm: 7,5 - 8,5%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025: 3.500-4.000 USD; vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 12%/năm; thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 12-13%/năm; phấn đấu cân bằng ngân sách vào năm 2025...

Để thực hiện 13 chỉ tiêu và 6 chương trình trọng điểm này, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó, tập trung thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện thể chế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách nhằm huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, phấn đấu cân bằng ngân sách vào năm 2025...

Về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho thấy, kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh là khoảng 20.342,5 tỷ đồng. Để thực hiện hiệu quả, phải tập trung rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các dự án; hỗ trợ chủ đầu tư, các nhà thầu trong việc thực hiện dự án; tăng cường công tác giải phóng mặt bằng để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Thảo luận tại hội nghị, hầu hết các ý kiến nhất trí với nội dung Tờ trình của Ban Thường vụ trình hội nghị và các báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh. Nhiều ý kiến khác đề nghị bổ sung, nhấn mạnh thêm một số giải pháp cụ thể hơn nữa trong đẩy mạnh cơ cấu thu, chi ngân sách; chống thất thu ngân sách; đẩy mạnh chuyển đổi số trong bối cảnh tình hình mới; hình thành quỹ đất sạch để kêu gọi và thu hút đầu tư; rà soát lại quy mô hoạt động của các doanh nghiệp để động viên doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động…

Thay mặt Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ Lê Trường Lưu đã tiếp thu, giải trình và làm rõ hơn những vấn đề mà các đại biểu quan tâm; đồng thời, giao bộ phận biên tập phối hợp với các cơ quan chuyên môn để điều chỉnh hợp lí, bảo đảm tính khả thi.

Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Bế mạc hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Lê Trường Lưu chỉ đạo, ngay sau hội nghị, đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của Tỉnh ủy để hoàn thiện báo cáo, kế hoạch trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định. Trong đó, cần bám sát mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh 16 đã đề ra nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với kế hoạch đầu tư công trung hạn; có những giải pháp mang tính đột phá, khả thi và phù hợp với thực tế tình hình hiện nay.

Các ý kiến thảo luận tại hội nghị

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần lưu ý về các chính sách, biện pháp phát triển văn hoá, xã hội, xây dựng con người, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID -19 gây ra. Về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, tập trung rà soát, ưu tiên nguồn vốn đầu tư các dự án, công trình trọng điểm, có sức lan tỏa cao; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ chế, thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đúng tiến độ; rà soát tiến độ triển khai Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị; sớm cụ thể hóa các văn bản của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và các Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành thời gian qua.

Bí thư Tỉnh uỷ Lê Trường Lưu khẳng định, tình hình dịch COVID -19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đề nghị cấp uỷ, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng các phương án, kịch bản cụ thể để vừa kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, vừa duy trì sự ổn định của nền kinh tế. Lưu ý hạn chế những cuộc họp không cần thiết; chuẩn bị tốt các phương án dạy học, bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên bước vào năm học mới.

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh; xây dựng các phương án, kế hoạch phòng chống lụt bão, tăng cường kiểm tra các công trình, hồ đập, bảo đảm an toàn cho người dân trước mùa mưa bào sắp đến; chủ động xử lý kịp thời mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ; bảo đảm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; xử lý nghiêm các thông tin không chính xác gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân.

Tin, ảnh: Anh Phong

 

 

 

 

 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Phụng sự xã hội, lan tỏa yêu thương
Phụng sự xã hội, lan tỏa yêu thương

Hội Phản ứng nhanh (PUN) 75 Huế đã có những tháng ngày xông pha chống dịch đầy hiểm nguy, song rất đáng tự hào. Bước sang tuổi thứ hai, những con người luôn mang tinh thần xung kích tình nguyện ấy vẫn sẵn sàng “đáp lời” khi cộng đồng cần…

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.