Thứ Tư, 04/01/2017 14:40

Kỹ thuật in 3-D giúp tái tạo thành công tượng cổ bị ISIS phá hủy

Bức tượng của một con sư tử đang gầm thét, có kích thước bằng một ổ bánh mì, là thành công mới nhất trong công cuộc bảo tồn các di sản văn hóa hậu chiến tranh, xung đột.

Văn hóa vật thể và phi vật thể, thách thức đối với phát triển bền vữngUAE kêu gọi hành động khẩn cấp bảo vệ các di sản văn hoá trong xung độtUNESCO tổ chức họp bàn về bảo vệ và khôi phục các di sản của IraqDi sản văn hóa thế giới ở Syria bị tàn phá nghiêm trọng

Bản sao của bức tượng Lion of Mosul được tái tạo bằng kỹ thuật in 3-D. Ảnh: AP

Tác phẩm điêu khắc này là một bản sao của một bức tượng khổng lồ 3.000 năm tuổi tại Đền thờ Ishtar ở Nimrud (hiện nay là Iraq). Bức tượng đá là một trong nhiều cổ vật từ Bảo tàng Mosul bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo (ISIS) phá hủy sau khi chúng tràn vào chiếm đóng thành phố vào năm 2014.

Bản sao của bức tượng Lion of Mosul, được nhóm Rekrei mô phỏng từ những bức ảnh thu thập của công chúng khi họ tham quan Bảo tàng Mosul trước đây, và in bằng kỹ thuật 3-D trong khuôn khổ dự án văn hóa và nghệ thuật kỹ thuật số của Google. Nhóm “Rekrei” (Quốc tế ngữ có nghĩa là “tái tạo”) hiện phát triển hơn từ sau vụ phá hủy Bảo tàng Mosul và hỗ trợ thu thập các dữ liệu hình ảnh của các di sản đang bị đe dọa của thế giới.

Bức tượng sư tử này đang được trưng bày tại Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia London trong một cuộc triển lãm mang tên “Những gì còn sót lại” (What remains) nhằm mục đích giúp công chúng hiểu cách mà chiến tranh đã tàn phá các công trình văn hóa của xã hội như thế nào và những nỗ lực khéo léo và phi thường để bảo tồn nó hiện nay.

Chance Coughenour, nhà khảo cổ học kỹ thuật số thuộc dự án văn hóa và nghệ thuật kỹ thuật số của Google, cho biết triển lãm “nhấn mạnh tiềm năng của công nghệ - theo cả nghĩa về bảo tồn văn hóa bằng kỹ thuật số và kể lại những câu chuyện văn hóa tuyệt vời này theo những cách mới hấp dẫn hơn”.

Triển lãm cũng minh họa một sự thật nghiệt ngã: Văn hóa từ lâu đã là một nạn nhân của xung đột. Bảo tàng, tượng đài và thậm chí cả âm nhạc thường bị các chiến binh cố tình nhắm đến để tiêu diệt.

Triển lãm sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 5/7.

Anh Tuấn (Lược dịch từ AP và Google Arts & Culture)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lịch sử Ngày Thương binh-Liệt sỹ 27 7
Lịch sử Ngày Thương binh-Liệt sỹ 27/7

Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sỹ.”

Đức ủng hộ Campuchia - Chủ tịch ASEAN 2022
Đức ủng hộ Campuchia - Chủ tịch ASEAN 2022

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên Bang Đức Annalena Baerbock mới đây bày tỏ ủng hộ Campuchia với cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2022, cũng như ủng hộ chuyến thăm của đặc phái viên đặc biệt của ASEAN đến Myanmar.

Chuyện chiếc bàn trong hội đàm Paris
Chuyện chiếc bàn trong hội đàm Paris

Hội đàm Paris bàn về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam là một sự kiện ngoại giao “có một không hai” trên thế giới ở thế kỷ XX; nơi diễn ra những cuộc so kè, đấu trí căng thẳng giữa hai bên gồm Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhằm đi đến sự thỏa thuận căn bản về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở miền Nam Việt Nam.