Chủ Nhật, 20/12/2015 14:00

Lãi suất huy động giảm, vì sao lãi vay vẫn khó giảm?

Theo dự đoán của các chuyên gia tài chính-ngân hàng, lãi suất huy động giảm nhưng khả năng lãi vay giảm là rất khó.

Mới đây, một số ngân hàng có thông báo giảm lãi suất huy động. Cụ thể, Ngân hàng Techcombank công bố biểu lãi suất huy động mới áp dụng từ 12/6 tất cả kỳ hạn giảm từ 0,1%-0,3%. Trong đó, với kỳ hạn 1-2 tháng lãi suất là 4,6%/năm, giảm 0,2%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng, lãi suất là 4,75/năm, giảm 0,2%/năm. Trong khi đó, kỳ hạn 6-11 tháng được ngân hàng này điều chỉnh giảm 0,3%, xuống còn 5,6%/năm...

Ngân hàng LienVietPostBank cũng điều chỉnh giảm lãi suất huy động kỳ hạn 3-5 tháng còn 4,6%/năm, kỳ hạn 6-8 tháng giảm xuống 5,1%/năm. Nhiều ngân hàng thương mại lớn như BIDV, VietinBank cũng đã có động thái giảm lãi gửi tiết kiệm từ cuối tháng 5.

Lãi suất huy động khó có thể giảm khi áp lực lạm phát đang tăng cao. Ảnh minh họa: KT

Theo ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, việc giảm lãi suất huy động hiện nay chỉ là tạm thời do thanh khoản của các ngân hàng đang khá dồi dào. Các ngân hàng vẫn cơ cấu lại kỳ hạn nợ, lãi suất huy động chỉ giảm tại một số kỳ hạn nhất định và chưa thể trở thành làn sóng trong hệ thống ngân hàng thương mại. Do đó, khả năng lãi vay giảm được nhận định là khá khó khăn.

Còn theo phân tích của chuyên gia kinh tế-ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, lãi suất đầu vào giảm có thể kỳ vọng lãi suất đầu ra giảm. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất ở mức khá hạn hẹp, không có nghĩa giảm 1% lãi suất huy động thì có thể mong đợi sẽ giảm 1% trên lãi suất cho vay, bởi không có nhiều yếu tố can thiệp giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra.

Ngoài ra, một loạt chi phí hoạt động của ngân hàng ngày càng cao như, chi phí lao động, đầu tư công nghệ thông tin, chi phí hoạt động..., những yếu tố này đã khiến cơ hội giảm lãi suất cho vay khó thực hiện. Với những ngân hàng thương mại có Nhà nước nắm phần lớn vốn phải đóng góp vào ngân sách Nhà nước thì việc giảm lãi suất cho vay thêm phần khó khăn.

Ông Nguyễn Trí Hiếu nhận định, để lãi suất huy động giảm được thì lạm phát phải giảm. Trong tháng 5, tháng 6, lạm phát có dấu hiệu tăng. Nếu lạm phát năm nay tăng trên 4% thì việc giảm lãi suất huy động sẽ rất khó.

Ngoài ra, những kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản có dấu hiệu khởi sắc trong thời gian qua cũng đang chia sẻ một phần dòng vốn chảy vào ngân hàng. Lý do này khiến các ngân hàng rất thận trọng trong việc giảm lãi suất huy động.

Ông Hiếu cho biết thêm: “Lãi suất đồng USD dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm nay. Trong phiên họp ngày 13/6 vừa qua, FED đã quyết định tăng lãi suất cơ bản ngắn hạn của USD thêm 0,25 điểm % lên mức 1,75-2%. Đây là lần điều chỉnh thứ 2 của FED trong năm nay và khả năng sẽ tăng thêm 2 lần nữa. Lãi suất USD tăng sẽ tác động tới tỷ giá USD/VND, ảnh hưởng tới lãi suất VND và khiến lạm phát tăng lên”.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên
Hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên

Ưu tiên cho vay, hỗ trợ lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, gồm xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn; doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ và DN ứng dụng công nghệ cao là chủ trương thống nhất của ngành ngân hàng. Theo đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) đều cam kết, các DN đủ điều kiện có thể tiếp cận với nguồn vốn lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường.