Thứ Bảy, 22/09/2018 15:11

Làm bạn cùng con

Đối diện với giai đoạn dậy thì của con, một chuyên gia tư vấn đã lưu ý với các bậc cha mẹ: Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu nói chuyện với con về giới. Nếu chúng ta bắt đầu nói chuyện về chủ đề này với con khi con trước 10 tuổi, chúng ta có cơ hội thành công đến 90%, nếu con trước 15 tuổi, cơ hội chỉ còn 60-70%, còn khi con đã gần xong bậc THPT mới nói về giới tính, nghĩa là chúng ta đã thất bại.

Dạy con biết làm việc nhà

Cán bộ Dân số-KHHGĐ tuyên truyền về an toàn sức khỏe sinh sản với sinh viên

Cùng con dậy thì

Chị Hồ Thiên Nga (thị xã Hương Thủy) thi thoảng vẫn lấy bản thân mình ra để làm bài học răn dạy 2 cô con gái. Vì yêu đương vượt giới hạn nên chị đã phải nghỉ học giữa năm lớp 11 để đám cưới, rồi sinh con. Điều may mắn nhất với chị Nga là chị không phải khổ sở trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu và được cả hai mẹ chia sẻ, hỗ trợ việc chăm con. Con tròn 2 tuổi, bạn bè cùng trang lứa đều tung tăng, bay nhảy tại một trường đại học yêu thích, thì chị lại bắt đầu lại từ đầu với các khóa bổ túc, lấy bằng tốt nghiệp THPT.

Những ngày tháng cũ đã qua, chị Nga nay đã ổn định với gia đình êm ấm, vợ chồng thuận hòa, hai cô con gái nhỏ ngoan hiền. Nhưng trong sâu thẳm, tâm tư của chị luôn có nhiều khoảng trống mà dù đã rất nỗ lực, chị cũng không khỏa lấp được. Chị không có được sự tự tin, kiêu hãnh trong mỗi kỳ cùng bạn bè họp lớp. Chị dễ tủi thân khi vợ chồng bất hòa. Thậm chí, với cả hai cô con gái nhỏ, chị cũng nghĩ rằng mình không đủ tốt để chia sẻ, tâm tình mọi chuyện với con. Và chỉ cần con gái phản ứng, chị cảm giác như cả thế giới đang chống lại mình…

Hiểu những cảm giác đó “bào mòn” nội tâm mình như thế nào, nên chị Nga hoàn toàn không muốn chúng xảy ra với con gái mình. Vậy nhưng, chị lại cảm thấy rất khó khăn và ngượng ngùng khi nói chuyện cùng con gái về giới tính. Chị Nga mừng vì cô con gái lớn đã “dậy thì thành công”, nhưng “hội chứng” không thủ thỉ với mẹ của bé khiến chị Nga càng không tự tin khi đối diện với tuổi dậy thì của con gái nhỏ. Chị quyết định đăng ký cho con gái út một khóa học về giáo dục giới tính. Ở đó, con và các bạn được hiểu về quyền cơ thể, học cách để nói “không” khi không thoải mái, cách chia sẻ cảm xúc và một số kỹ năng tự vệ cơ bản.

Thực tế, những chủ đề mà các giáo viên ở lớp học giới tính chia sẻ với con gái chị Nga cùng các bạn nhỏ không mới. Chị Nga biết và nhiều bà mẹ đều biết. Chỉ khác, các bà mẹ lại không vượt qua được ngưỡng ngại ngùng của bản thân để cởi mở cùng con như những người bạn tin cậy.

Dạy trẻ sống còn

Nhiều năm trở lại đây, vị thành niên có những bước phát triển rõ rệt về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên là một trong những công tác quan trọng được các cấp các ngành quan tâm. Nhiều buổi nói chuyện được Chi cục Dân số KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các Đoàn trường, Huyện đoàn tổ chức để truyền thông, nâng cao sự hiểu biết về sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên độ tuổi học sinh, đoàn viên. Tuy nhiên, nếu gia đình nào có con đang ở độ tuổi dậy thì chỉ chờ đợi sự định hướng, hỗ trợ từ nhà trường thì không đủ, thậm chí còn là quá muộn.

Một tổ chức giáo dục giới tính của Việt Nam thông tin: “90% học sinh trong độ tuổi đi học ít nhất đã từng trải qua: Xâm hại tình dục; mất kết nối với cha mẹ; bị bắt nạt bằng bạo lực/xa lánh; không cảm thấy gia đình mình an toàn; mất tự tin vì định kiến xã hội; sử dụng chất kích thích & gây nghiện; quan hệ tình dục sớm & không an toàn; trầm cảm và có ý nghĩ tự tử; mang thai ngoài ý muốn; đua đòi theo trào lưu và các khuôn mẫu về đàn ông/phụ nữ…”. Thực tế, đó cũng chính là những rủi ro mà bất cứ trẻ vị thành niên nào cũng có thể gặp phải nếu không được người thân đồng hành kịp thời.

Trẻ ở tuổi vị thành niên có nhiều thay đổi đột ngột về tâm sinh lý. Cơ thể bắt đầu có những biến đổi đặc trưng của tuổi dậy thì. Còn nội tâm bắt đầu mong muốn có đời sống riêng tư, thích ở một mình, thích khẳng định bản thân, thích được chú ý, thích bạn khác giới… Ở thời điểm này, nếu không được cha mẹ chia sẻ cảm xúc, cũng như hỗ trợ kịp thời về mọi mặt, trẻ dễ có hành động tự khám phá lệch hướng.

Con có thể lớn lên an toàn và trở thành chính mình là điều mà bất cứ cha mẹ nào cũng kỳ vọng. Nhưng để có thể lắng nghe con và chia sẻ cùng con những câu chuyện về giới ở độ tuổi mới lớn, thì không phải cha mẹ nào cũng có thể làm được. Các chuyên gia tư vấn gợi ý, có nhiều cách để cha mẹ có thể đồng hành và hỗ trợ giáo dục giới tính cho trẻ. Đó là không trốn tránh và sẵn sàng trả lời con các câu hỏi về sức khỏe sinh lý, tình dục; lắng nghe các vấn đề của trẻ về mối quan hệ bạn bè; dạy con tôn trọng người khác và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh; cung cấp cho con những kiến thức về tình dục an toàn…

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội kích cầu du lịch
Cơ hội kích cầu du lịch

Sau thời gian dài ảnh hưởng dịch COVID- 19, mùa du lịch biển 2022 đang được khởi động với chuỗi sự kiện nằm trong Festival Thuận An biển gọi đã và đang được UBND TP. Huế tổ chức, mang đến không khí sôi động và kích cầu du lịch biển để thu hút khách.

Sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019 - 2021 Hiệu quả bước đầu
Sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019 - 2021: Hiệu quả bước đầu

Triển khai Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của UBTV Quốc hội và Nghị quyết số 32/NQ-CP của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, đến nay Thừa Thiên Huế đã sắp xếp, sáp nhập 23 ĐVHC cấp xã để thành lập 12 ĐVHC cấp xã, giảm 11 ĐVHC cấp xã.