Thứ Bảy, 16/01/2016 14:35

Làm mát là biện pháp cần thiết để đối phó với biến đổi khí hậu

Tờ Devdiscourse ngày 16/7 đưa tin, ước tính sẽ có khoảng hơn 1 tỷ người phải đối mặt với nguy cơ thiếu điều hòa nhiệt độ hoặc tủ lạnh để phục vụ nhu cầu làm mát và bảo quản thuốc, thực phẩm trong bối cảnh nhiệt độ đang ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu.

LHQ: Biến đổi khí hậu liên quan đến thách thức an ninh ở nhiều quốc giaKết quả khảo sát: Thế giới hiện nay nguy hiểm hơn 2 năm trước đâyTiến trình đối phó với biến đổi khí hậu gặp khó khăn do Mỹ rút khỏi hiệp định ParisBiến đổi khí hậu làm tăng sản lượng rượu vang ở BỉSingapore cung cấp chương trình về biến đổi khí hậu cho ASEANNhật Bản: Sử dụng phấn màu trong giảng dạy để hỗ trợ học sinh mù màuWB: Tương lai Nam Á bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu

Nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng lớn đến đời sống và sức khỏe của nhiều người trên thế giới. Ảnh: BN

Theo nhận định của các chuyên gia, trong tương lai gần, nhu cầu tiêu thụ máy điều hòa, tủ lạnh, quạt điện sẽ tăng rất nhanh để hỗ trợ con người đối phó với nhiệt độ cao. Trước tình trạng này, dự kiến trong số 7,6 tỷ người trên thế giới sẽ có khoảng 1,1 tỷ công dân châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh, với khoảng 470 triệu người ở khu vực nông thôn và 630 triệu dân sống trong các khu ổ chuột sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi sống trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Trả lời báo giới, CEO của cơ quan năng lượng bền vững cho mọi người Rachel Kyte chia sẻ: “Làm mát là biện pháp quan trọng nhất để đối phó với biến đổi khí hậu. Do đó, chúng ta phải triển khai mọi nỗ lực để cung cấp các thiết bị làm mát siêu hiệu quả. Đơn cử như các doanh nghiệp, nhà máy có thể phát triển các thiết bị làm mát công suất lớn với giá cả phải chăng để đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu tại các nước đang phát triển hoặc tại các thị trường lớn. Thêm vào đó, sơn nhà bằng các màu sắc tươi sáng như trắng để tránh hấp thụ hơi nóng, hoặc thiết kế các tòa nhà cho phép nhiệt thoát nhanh cũng là những biện pháp đơn giản, hiệu quả”.

Tóm lại, chính phủ các nước, doanh nghiệp và mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức và tăng cường hành động để chống lại biến đổi khí hậu. Đây là vấn đề rất cấp bách, nhất là khi cơ quan y tế LHQ cho biết trong giai đoạn từ 2030 - 2050, các hiện tượng shock nhiệt có thể làm tăng thêm 38.000 số ca tử vong/năm trên toàn thế giới.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.