Thứ Bảy, 09/12/2023 08:59

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tích cực đẩy mạnh bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Trong khá nhiều diễn đàn doanh nghiệp được tổ chức trước đây, giới kinh doanh trong nước đã đưa vấn đề ứng dụng TMĐT vào phát triển các làng nghề truyền thống ra bàn luận. Nền tảng để đẩy mạnh TMĐT ở các làng nghề hoàn toàn sẵn sàng, vấn đề nằm ở sự nhạy bén của những người nắm giữ làng nghề. Ví dụ điển hình là trường hợp làng nghề sản xuất giày da Phú Yên (xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên). Được đánh giá là nơi làm giày nổi tiếng nhất Hà Nội, làng nghề sản xuất giày da Phú Yên khá nhạy bén trước những đổi thay của thị hiếu người tiêu dùng, với nhiều dòng sản phẩm đa dạng, phong phú về kiểu dáng, có độ bền cao, giá thành phù hợp với túi tiền của đông đảo người tiêu dùng. Các sản phẩm hiện phủ rộng các tỉnh thành trong cả nước và xuất được sang Lào, Campuchia.

Hay trường hợp của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông). Quá trình trải nghiệm thực tế từ cơ sở sản xuất, Chủ tịch Hiệp hội Dệt lụa Vạn Phúc Phạm Khắc Hà cho biết, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở làng nghề Vạn Phúc đã tổ chức mô hình bán hàng trực tuyến theo nhóm. Thông qua nhóm này, các thành viên chủ động tìm được nguồn nguyên liệu sản xuất, giới thiệu các mặt hàng do chính các cơ sở sản xuất. Với những dữ liệu trong nhóm, các cơ sở chuyên làm thương mại sẽ tập trung quảng cáo, kết nối với người mua có nhu cầu. Các hộ kinh doanh còn tận dụng các nền tảng công nghệ để tư vấn, bán hàng trực tuyến. Với mô hình kinh doanh điện tử, các cơ sở sản xuất kinh doanh đã dần chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt, vừa nhanh chóng vừa giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp.

Nhạy bén hơn cả là trường hợp làng nghề gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm). Hiện nay, ở làng nghề gốm sứ Bát Tràng, nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cũng nắm bắt cơ hội và xây dựng kênh TMĐT để mở rộng thị trường. Trưởng ban đại diện Làng nghề gốm sứ Giang Cao (xã Bát Tràng) Đặng Đình Túc cho biết, hiện tại các sản phẩm gốm sứ tại Bát Tràng đã được giới thiệu, quảng bá và tiếp thị sản phẩm trên các ứng dụng điện tử, sàn giao dịch TMĐT, do đó việc tiêu thụ sản phẩm khá thuận lợi. Trong đó, kênh online chiếm 26% tổng tổng doanh thu của làng nghề.

Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, Thành phố Hà Nội hiện có 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Trong số 1.350 làng nghề và làng có nghề, đến nay, thành phố có 305 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, như: Sản phẩm may mặc, gốm sứ, dệt và thêu ren, đồ gỗ, cơ khí và chế biến nông sản thực phẩm… Theo tính toán, tổng doanh thu trung bình một năm của 305 làng nghề truyền thống và các làng có nghề đạt trên 20.000 tỷ đồng. Những đóng góp của làng nghề vào phát triển kinh tế, xã hội của Hà Nội, nhất là khu vực nông thôn là rất lớn. Tuy nhiên, công tác phát triển nghề và làng nghề vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô.

Dễ dàng nhận thấy, khả năng nắm bắt thông tin của các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở làng nghề còn hạn chế. Trên thực tế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại làng nghề vẫn làm theo thói quen, tùy tiện, thông tin về sản phẩm đưa ra không đầy đủ nên khó gây ấn tượng với bạn hàng… Việc nhận thức và tổ chức bán hàng qua hệ thống TMĐT ở làng nghề còn hạn chế. Bán hàng mang tính tự phát, người bán hàng chưa có kỹ năng, chưa có chiến lược kinh doanh. Đặc biệt, ở làng nghề còn yếu về phát triển sản phẩm, thường các cơ sở sản xuất đi lấy mẫu trên mạng về sản xuất theo, chưa có sản phẩm đặc trưng mang tính riêng biệt, đặc thù.

Qua các diễn đàn, hội thảo, các cuộc bàn luận xung quanh việc phát triển làng nghề truyền thống trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có thể thấy, việc cần làm cho các làng nghề truyền thống hiện nay là hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển TMĐT trong bối cảnh CMCN 4.0… Ngoài ra, cần tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng TMĐT và các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số. Cùng với đó, tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho TMĐT. Trong đó, đẩy mạnh việc hoàn thiện, đồng bộ và nâng cao hạ tầng công nghệ nói chung sẽ giúp bảo mật thông tin trên mạng được an toàn, giúp khách hàng yên tâm khi giao dịch trực tuyến, từng bước thay đổi nhận thức và thói quen người tiêu dùng đối với việc thanh toán không dùng tiền mặt…

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Mỹ thuật sản phẩm Làng nghề Việt Nam Nguyễn Thị Tòng, để việc quản lý hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội được hiệu quả, tạo điều kiện cho các đơn vị, cá nhân kinh doanh trực tuyến phát triển, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, Nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh trực tuyến. Đảm bảo, cá nhân, đơn vị tham gia kinh doanh trực tuyến có thể hiểu biết, nắm rõ tường tận những quy định đối với việc kinh doanh của mình, từ đó sẽ thực hiện đúng và giảm thiểu tranh chấp, hạn chế các trường hợp vi phạm pháp luật.

Và để bảo vệ làng nghề trước những mặt trái của môi trường TMĐT, Tổng cục Quản lý thị trường cần phát huy tối đa vai trò của mình trong việc quản lý, điều tra xuất xứ, chất lượng hàng hóa, dịch vụ được bán trên mạng xã hội nhằm phát hiện được hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, giúp thị trường kinh doanh trực tuyến qua mạng xã hội trở nên trong sạch, lành mạnh và phát triển.

Trung tâm Thông tin - Đào tạo (tổng hợp)
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới
Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới

Lạm phát năm 2023 dự kiến được kiểm soát dưới 4,5%, nhưng tăng trưởng GDP cả năm khó đạt mức 6-6,5% là lý do để các chuyên gia đề xuất chính sách kích cầu cho nền kinh tế tại cuộc tọa đàm “Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới” do trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 11/7/2023. Bởi tổng cầu tăng sẽ kích tổng cung, các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng thì sản xuất sẽ được kích hoạt, kinh tế mới có thể phục hồi và tăng trưởng.