Thứ Bảy, 03/12/2016 06:15

Lấy hiệu quả công việc làm thước đo

Gần dân, sát cơ sở, lấy việc nâng cao đời sống Nhân dân và hiệu quả công việc làm thước đo, việc đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học Bác ở vùng cao A Lưới gặt hái được nhiều kết quả.

Điểm tựa của người dânSạch đường làng, sáng thôn bản

Phó Bí thư Đảng ủy xã Hương Nguyên Nguyễn Sỹ (phải) tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của bà con

Gần dân

Trung tá Nguyễn Sỹ, cán bộ Đồn Biên phòng Hương Nguyên được tăng cường làm Phó Bí thư Đảng ủy xã Hương Nguyên là cá nhân điển hình trong thực hiện Chỉ thị 05 về học Bác ở A Lưới.

Trung tá Nguyễn Sỹ tâm sự: Trăn trở với đời sống của bà con và căn cứ vào điều kiện đặc thù ở địa phương, tôi mạnh dạn tham mưu Đảng ủy xã xây dựng nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và trồng rừng kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế hộ gia đình.

Anh tích cực vận động, hỗ trợ các đảng viên còn khó khăn tiên phong mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi lợn, dê, bò đàn, kết hợp trồng keo, tràm. Sau vài năm, các mô hình kinh tế của nhiều đảng viên phát triển tốt, tăng thêm nguồn thu nhập. Từ đó, Phó Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Sỹ tiếp tục thuyết phục, vận động các hộ đồng bào nghèo trong thôn học tập làm theo; đồng thời, đề xuất với chính quyền xã tạo điều kiện về vốn vay để bà con đầu tư chuồng trại và đăng ký trồng rừng kinh tế, bình quân mỗi hộ từ 1-3ha...

Đảng viên Hồ Văn Vanh ở thôn Mu Nú – Ta Rá, cởi mở: “Anh Sỹ luôn trăn trở, kiên trì tìm kiếm giải pháp và thuyết phục người dân hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để phát triển kinh tế hộ gia đình. Anh còn chắt chiu từ đồng lương của mình để hỗ trợ một số bà con nghèo mua thêm cây giống, con giống”.

Bí thư Đảng ủy xã Hương Nguyên Hồ Xuân Phòng nhận xét: Từ sự quan tâm, miệng nói tay làm, anh Nguyễn Sỹ đã tập hợp được đông đảo cán bộ, đảng viên và đồng bào cùng chung tay thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Xã Nhâm là địa bàn biên giới. Những năm qua, Đảng ủy xã đã quan tâm lãnh đạo việc khắc phục tình trạng diện tích cây cà phê bị bỏ hoang, chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, thí điểm mô hình trồng cây chuối chuyên canh, phát triển chăn nuôi bò đàn, tăng cường công tác khuyến nông…, trở thành điển hình xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 05 về học Bác ở Đảng bộ A Lưới.

Anh Hồ Văn Thang ở thôn A Bả phấn khởi: “Được tiếp cận nguồn vốn vay thuận lợi và được cán bộ khuyến nông hướng dẫn quy trình sản xuất, gia đình tôi mạnh dạn chuyển đổi đầu tư gia trại với số lượng 10 con bò giống. Đến nay, hiệu quả kinh tế đem lại rõ rệt…”.

Theo bà Hồ Thị Thủy, Bí thư Đảng ủy xã Nhâm, Đảng ủy có sự phân công phân nhiệm cụ thể đối với các đảng viên, mỗi đảng viên phụ trách một cụm dân cư để kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng lên tổ chức nhằm lãnh đạo giải quyết nhanh chóng, đáp ứng nguyện vọng Nhân dân. Với cách làm này, các chi bộ ở xã Nhâm đề ra các giải pháp sát với tình hình thực tế, được bà con đồng tình hưởng ứng. Đến nay, cơ cấu kinh tế của xã Nhâm chuyển dịch nhanh, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt gần 10%, tổng số lượng đàn bò tăng lên gần 420 con, diện tích chuối hàng hóa đạt 33,9ha; hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, cải tạo nâng cấp khang trang…

Linh hoạt, tạo sức lan tỏa

Với phương châm “Thiết thực, cụ thể, hiệu quả”, việc đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05 về học Bác ở Trường THCS Dân tộc nội trú (DTNT) A Lưới được thực hiện linh hoạt, tạo chuyển biến tích cực, trở thành điển hình trong phong trào học tập, làm theo Bác của ngành giáo dục huyện.

Xác định thước đo quan trọng về việc học tập và làm theo Bác là kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, nâng cao chất lượng dạy và học, chi bộ nhà trường chủ trương lựa chọn các phần việc học tập và làm theo Bác cụ thể, bám sát nhiệm vụ chuyên môn, phù hợp với từng khối lớp học. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo các tổ chuyên môn, đoàn thể nhà trường cụ thể hóa kế hoạch, chương trình thực hiện Chỉ thị 05 bằng việc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, công tác quản lý; đổi mới, cải tiến nội dung và phương thức sinh hoạt theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.

Cô Nguyễn Thị Hương, giáo viên bộ môn ngữ văn cho biết: “Chi bộ tổ chức cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên đăng ký những việc làm cụ thể về học Bác; đồng thời, đưa nội dung học Bác vào tiêu chí bình chọn, xét danh hiệu thi đua nhà giáo và đánh giá chất lượng đảng viên cuối năm”. Trong những năm học gần đây, Trường THCS DTNT A Lưới đạt nhiều kết quả, trong đó có những giải thưởng trong các cuộc thi cấp huyện.

Bí thư Huyện ủy A Lưới Nguyễn Thị Sửu khẳng định: Nhiều tập thể, cá nhân trên địa bàn huyện đã chủ động, sáng tạo, lựa chọn các nội dung, hình thức học tập Bác phù hợp, sinh động. Qua đó, đã đưa việc thực hiện Chỉ thị 05 đi vào chiều sâu, linh hoạt trong triển khai, đạt nhiều kết quả thiết thực, tạo được sức lan tỏa trong đời sống cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn.

Bài, ảnh: Bá Trí

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người
Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là chủ đề công nghệ được chú ý nhất gần đây nhờ sự bùng nổ của ChatGPT. Chatbot được hỗ trợ bởi AI, phát triển bởi OpenAI do Microsoft hậu thuẫn, đã gây ấn tượng với người dùng bởi “sự thông minh”, nổi bật với khả năng trả lời câu hỏi, viết luận và thậm chí tranh luận các vấn đề pháp lý.

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.

Sinh viên TP Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng
Sinh viên TP. Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng

Hàng chục sinh viên đang theo học ngành thiết kế thời trang từ TP. Hồ Chí Minh đã có những ngày trải nghiệm thú vị khi được cùng ăn, cùng ở, cùng khám phá nghề dệt Zèng của đồng bào Tà Ôi (A Lưới).