Thứ Bảy, 08/04/2017 12:31

Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Bộ luật Lao động

Đó là nội dung hội thảo do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh tổ chức vào sáng 8/10. Tham gia hội thảo có lãnh đạo các sở, ban ngành cấp tỉnh, huyện, thị xã và TP. Huế.

Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)Sẽ lấy ý kiến rộng rãi về dự án bộ luật Lao động (sửa đổi)

Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật Lao động do bà Phạm Thị Ái Nhi, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh chủ trì

Dự thảo Bộ luật Lao động gồm có 17 chương, 221 điều, quy định tiêu chuẩn lao động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện của người lao động, các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đồng tình về việc phải sửa đổi Bộ luật Lao động để phù hợp với Hiến pháp năm 2013 cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; nhu cầu phát triển cộng đồng ASEAN và các công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và ký kết.

Hội thảo đã ghi nhận 10 ý kiến đống góp đề cập nhiều vấn đề liên quan đến Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi); trong đó chú trọng đến các nội dung thiết thực như: Chế độ tiền lương, quy định thời gian làm thêm, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, tổ chức đại diện của người lao động, giải quyết tranh chấp lao động, những nội dung cần bổ sung vào hợp đồng lao động, quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, về đình công…

Bà Phạm Thị Ái Nhi, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh đã ghi nhận, tiếp thu toàn bộ các ý kiến đóng góp của đại biểu để tổng hợp, báo cáo gửi Quốc hội.

Tin, ảnh: Hải Huế

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

50 năm Hiệp định Paris Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam
50 năm Hiệp định Paris: Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam

Sáng 16/1, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Quốc phòng đồng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Những nội dung trọng tâm lấy ý kiến nhân dân trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
Những nội dung trọng tâm lấy ý kiến nhân dân trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 170/NQ-CP về ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).