Thứ Sáu, 17/07/2015 06:01

Lễ hội câu cá ở thành phố Lubbock

Vào mỗi tháng 6 hàng năm, thành phố Lubbock thường tổ chức ngày hội câu cá “Vamos a Pescar, Let’s Go Fishing” ở dọc hồ Buddy Holly với hơn 10 ngàn người tham gia. Và để bảo vệ sự sinh tồn của loài cá, thú đi câu ở đây được quản lý bằng khá nhiều quy định khắt khe.

Lào tổ chức lễ hội lúa gạo XayabouryHàn Quốc: Lễ hội băng Sancheoneo HwacheonKhởi động lễ hội Ngày của người chết ở MexicoLễ hội Cà phê Lào thúc đẩy ngành công nghiệp địa phươngSingapore : Tổ chức lễ hội trung thu tại công viên Garden by the Bay

Người dân tham gia lễ hội câu cá ở Lubbock

Năm nay đã bước sang lần thứ 10, ngày hội tiếp tục được tổ chức với sự tài trợ chính của tờ báo địa phương và hơn 20 nhà tài trợ lớn khác. Đây là dịp các gia đình đưa con cái đến đây từ 6 giờ sáng, dành thời gian cho nhau bên cạnh những chiếc cần câu xinh xắn. Các hoạt động bổ trợ khác như các trò chơi câu cá bằng nhựa, đóng hộp đựng bút bằng gỗ, vòng quay may mắn… cho thiếu nhi luôn thu hút được nhiều bé tham gia. Bữa trưa sẽ được phục vụ miễn phí và cho đến tầm 2 giờ chiều sẽ tổng kết và trao giải cho người thắng trong cuộc thi dành cho cần thủ naò câu được con cá nặng nhất, tổng trọng lượng cá được câu lớn nhất, gia đình tham gia đông nhất… Do các hoạt động này hoàn toàn miễn phí nên thu hút rất nhiều cần thủ đủ mọi lứa tuổi, tuy nhiên có lẽ lớn nhất là niềm vui mà ngày hội mang đến cho từng thành viên của các gia đình bởi khi cá được câu lên đều được thả lại với tự nhiên đúng với tinh thần chung “Vui với cá chứ không sát cá!”.

Càng tìm hiểu về thú vui câu cá của người Mỹ tôi càng khám phá thêm được nhiều điều khá thú vị. Ở các siêu thị nổi tiếng như Walmart đều dành một khu vực chiếm diện tích khá lớn dành cho việc cung cấp các trang thiết bị, mồi cá, áo quần câu… nói tóm lại là “thượng vàng hạ cám” có liên quan đến trò câu cá. Giá từ vài chục cent đến hàng trăm USD tùy vào nhu cầu của người mua.

Với gần 30 USD cho một chiếc cần câu phổ thông, tôi đã trở thành một cần thủ nơi đất khách trong nháy mắt. Nhưng cũng phải bỏ thêm tiền để mua thêm một giấy phép câu cá (fishing license) trong gần 2.000 điểm câu của bang Texas có giá dao động từ 10 – 40 USD tuỳ vào việc mình là khách du lịch hay là người dân cư ngụ trong bang, loại câu trong 5 ngày, loại câu trong 1-3 ngày hay tròn cả năm… Rồi khi đến mỗi hồ lạch để câu phải đọc hướng dẫn chi tiết như loại lưỡi câu được phép sử dụng, loại thuyền nào được phép chèo hay số lượng cho phép tối đa của từng loại cá được câu mang về. Khá nhiều quy định khắt khe được niêm yết khiến cần thủ rất dễ “buông cần” nếu không thực sự đam mê, bởi chỉ cần số cá được câu vượt quá quy định mà cảnh sát quản lý công viên Hoa Kỳ (United States Park Police Officer) phát hiện ra được thì chắc chắn người đi câu sẽ gặp rắc rối lớn.

Tôi đã có dịp đến mua sắm tại Bass Pro Shop - cửa hàng bán dụng cụ câu cá lớn nhất của nước Mỹ tại trạm hành dinh chính ở thành phố Springfield (bang Missouri). Nếu gọi là khu mua sắm cũng được hay siêu thị cũng không sai bởi sự hoành tráng của nó với hơn 3 tầng tích hợp kinh doanh các mặt hàng liên quan đến câu cá và săn bắn. Phía ngoài là hàng chục chiếc ca nô với giá bán từ 20 ngàn – 40 ngàn USD dành cho các cần thủ đi biển chuyên nghiệp, phía trong là hàng ngàn chiếc cần câu đủ chủng loại, màu sắc dành cho mọi đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó còn có triển lãm những loại cá lạ, kỷ lục cá hồi lớn nhất được đánh bắt tại bang hay cả những chú cá sấu con đang lổm ngổm bò xung quanh hồ khiến cho khách hàng chỉ chỏ thật vui mắt.

Hay khi lái xe đến trạm ươm giống cá “Shepherd of the Hills” ở thành phố Branson (bang Misouri) để khám phá nơi nuôi hàng chục ngàn con cá hồi nâu và cá hồi bảy màu tại các lồng nuôi chuyên biệt.

Anh Kevin Sullivan, nhân viên chăm sóc cá ở đây cho biết, hàng năm, nơi đây sẽ cho ấp nở trứng, nuôi dưỡng và cung cấp khoảng 350 – 400 ngàn pound (khoảng 200 tấn) cá hồi các loại để thả ra hồ Orzark phục vụ khách câu thập phương. Như vậy là số tiền thu được từ giấy phép đã được sử dụng cho hoạt động tái tạo nguồn cá tương tự như nơi đây. Một điều mà tôi hoàn toàn bất ngờ mới biết được cho đến khi được đứng giữa một khuôn viên rộng lớn với toàn cá và… cá con này.

Bài, ảnh: Hà Linh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khúc bi hùng ở Hà Trữ
Khúc bi hùng ở Hà Trữ

LTS: Cách đây 55 năm, đúng vào ngày 28/3/1968 (nhằm ngày 30 tháng hai năm Mậu Thân) tại Hà Trữ (Phú Vang) đã xảy ra một cuộc thảm sát do máy bay Mỹ phối hợp với Tiểu đoàn 21 thuộc Liên đoàn I Biệt động quân của quân đội Sài Gòn thực hiện. Để bạn đọc hiểu sự tàn nhẫn của chiến tranh mới yêu quý và trân trọng giá trị của hòa bình hôm nay, Báo Thừa Thiên Huế trân trong giới thiệu bài viết của tác giả Phạm Hữu Thu.

London là thành phố có chi phí lái xe đắt đỏ thứ hai thế giới
London là thành phố có chi phí lái xe đắt đỏ thứ hai thế giới

Lái một chiếc ô tô chạy bằng xăng ở thủ đô London (Vương quốc Anh) tốn kém hơn bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới, ngoại trừ Hồng Kông (Trung Quốc), một phần là do các con đường tắc nghẽn của thành phố này, theo một kết quả xếp hạng được công bố ngày hôm nay (15/2).

Hội làng nho nhỏ
Hội làng nho nhỏ

Con số hàng ngàn người dự hội cho thấy, hội vật làng Sình từ nhiều năm nay đã vượt qua quy mô hội làng để trở thành ngày hội văn hóa...

Giữ vững an ninh trật tự vùng ven thành phố
Giữ vững an ninh trật tự vùng ven thành phố

Với quyết tâm không khoan nhượng với các loại tội phạm, lực lượng công an các xã, phường vùng ven TP. Huế đã và đang siết chặt “vòng vây”, đẩy mạnh công tác tuần tra đêm để kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý các đối tượng phạm pháp, giữ vững an ninh trật tự tại cơ sở.

Dồn la dồn…
Dồn la dồn…

Ba ngày Tết về quê, gặp bạn cùng tuổi 60, tóc đã bạc phơ nghe rủ rê: “Ra tết về đua chơ?”. Đua là đua trải ở sông Vực, còn bọn tôi không phải đua mà coi (xem) đua. Còn nữa, đua cũng là dịp để bạn bè í ới gặp nhau. Cùng ở phường Thủy Phương (Hương Thủy), nhưng tôi ở làng Dạ Lê Thượng, còn sông Vực có đua trải thuộc làng dưới Thanh Lam.