Thứ Sáu, 16/03/2018 17:54

Lên kế hoạch ứng phó với cơn bão số 5

Ngày 16/9, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh về tình hình triển khai công tác ứng phó bão số 5. Làm việc với đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng đại diện các sở, ngành.

Kêu gọi tàu thuyền tránh trú bãoChưa “chạm” được cá lớn - kỳ 2: Có cơ hội, có hy vọngKêu gọi tàu thuyền vào bờ neo đậu an toànXây Cảng cá Thuận An từ nguồn vốn bồi thường sự cố môi trường biểnKêu gọi tàu thuyền vào tránh trú an toànNeo đậu tránh trú bão an toàn cho tàu xa bờ

Quang cảnh buổi họp

Đồng bộ nhiều phương án

Để chủ động ứng phó với cơn bão mạnh, các ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân.

Đại diện Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cho biết, đến thời điểm hiện tại, đơn vị đã sử dụng phương tiện thông tin tìm kiếm cứu nạn, liên lạc đài trực canh để thông báo cho 176 phương tiện/1.350 lao động trên địa bàn đang hoạt động trên biển biết về diễn biến của bão số 5 để chủ động phòng tránh.

Sở NN&PTNT cũng đã chỉ đạo Cảng cá tỉnh xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu cá; Chi cục Thuỷ sản tỉnh phối hợp BĐBP tỉnh, UBND các huyện, xã vùng đầm phá ven biển của tỉnh kiểm tra tàu thuyền, quy định về trang thiết bị đảm bảo an toàn khi ra khơi, neo đậu, phối hợp khai thác hệ thống thông tin Duyên hải Huế đảm bảo thông tin liên lạc giữa đất liền và ngoài khơi.

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cùng chính quyền địa phương và các ngành có liên quan cũng đang rà soát các kế hoạch, phương án để sẵn sàng các lực lượng và phương tiện hỗ trợ địa phương sơ tán nhân dân, cứu nạn khi có yêu cầu; ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên đất liền và xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp về thiên tai, sự cố đập, hồ chứa nước và khắc phục hậu quả thiên tai.

Ông Đặng Văn Hòa, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh thông tin, tính đến tháng 9 năm 2020, toàn tỉnh có 56 hồ chứa thủy lợi, 9 hồ thuỷ điện đã đưa vào vận hành với tổng dung tích khoảng 2 tỷ m3.

Các chủ hồ đập thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn phục vụ dự báo và vận hành hồ đập; đầu tư hệ thống camera theo dõi xả lũ qua các cống, đập về hạ du và truyền hình ảnh về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và Trung tâm Giám sát điều hành Đô thị thông minh tỉnh, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo vận hành hồ chứa nhất là trong thời kỳ mưa lũ; các hồ chứa lớn khác cũng đang có kế hoạch lắp đặt trong thời gian tới.

Chú trọng vùng trọng yếu

Tàu thuyền ngư dân Phú Vang vào tránh trú bão

Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, đánh giá cao công tác chủ động ứng phó của các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đối với bão số 5. Theo ông Tiến, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương rủi ro thiên tai cấp độ 4, việc tỉnh có những giải pháp sớm chủ động ứng phó mưa bão là một trong những yếu tố tiên quyết trong phát huy hiệu quả phòng chống thiên tai. Đối với cơn bão lần này, yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh không được chủ quan, thực hiện nghiêm túc công điện số 11 ngày 16/9 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.

Ông Tiến nhấn mạnh, về tuyến biển địa phương phải tập trung kêu gọi kiểm đếm tàu thuyền bao gồm xa bờ và gần bờ; kiểm tra đánh giá công tác bảo đảm an toàn khu vực neo đậu, tránh trú tàu thuyền, thống nhất giao Chi cục Thủy sản tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh hướng dẫn kiểm tra, cụ thể tại khu neo đậu; đối với tuyến ven bờ phải kiểm tra phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn người dân nuôi trồng thủy sản có giải pháp neo đậu, có thể thu hoạch sớm gần 6.000 lồng bè; giám sát cụ thể số lượng các hộ dân trên các khu nuôi lồng bè, vùng sạt trượt và có phương án sơ tán dân trước khi bão đổ bộ; trên đất liền đề nghị ngay bây giờ, các địa phương triển khai ngay việc chằng chống nhà cửa ứng phó với bão số 5.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương khẳng định, theo dự báo cho đến thời điểm hiện tại, bão số 5 sẽ đổ bộ vào đất liền trưa 18/9. Tuy nhiên, chiều 17/9 trên đất liền đã có mưa lớn và biển có sóng to. “Đây là cơn bão lớn, đầu tiên trong năm, các địa phương phải tập trung, không được chủ quan, lơ là. Do vậy, ở tuyến biển đến trưa 17/9 phải chuẩn bị xong việc neo đậu, kêu gọi tàu thuyền và chằng chống nhà cửa giúp dân. Ở khu vực hồ đập phải dự phòng máy nổ và các phương án phụ, không để xảy ra tình huống bị động khi mất điện”, ông Phương nhấn mạnh.

Sở Công Thương đã có phương án dự trữ cấp tỉnh về lương thực thực phẩm, công nghệ phẩm, vật tư thiết yếu phục vụ phòng chống thiên tai với số lượng 100 tấn mỳ ăn liền, 100 tấn gạo, 35.000 thùng nước đóng chai, 2,2 triệu lít xăng, 2,3 triệu lít dầu diezen, 30 ngàn lít dầu hỏa, 70 tấn tôn lợp. Ngoài ra các địa phương tự dự trữ và vận động người dân dự trữ lương thực thực phẩm đảm bảo 7 ngày khi có thiên tai xảy ra.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai phát biểu tại buổi làm việc

Tin, ảnh, clip: Hà Nguyên

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuẩn bị phương án tiêu úng cho lúa đông xuân
Chuẩn bị phương án tiêu úng cho lúa đông xuân

Công ty TNHHNN một thành viên Quản lý khai thác công trình Thủy lợi tỉnh phối hợp với các địa phương vận hành hợp lý các công trình thuỷ lợi, cống qua đê, có phương án tiêu úng bảo vệ sản xuất lúa đông xuân trong những ngày mưa sắp tới.

Mưa lớn đề phòng sạt lở
Mưa lớn đề phòng sạt lở

Từ ngày 25-28/2, trên địa bàn tỉnh sẽ có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa rất to và dông. Mưa lớn có nguy cơ gây trượt lở vùng đồi núi, ven sông suối và ngập úng vùng trũng.

Tiếp tục tiêu úng cho diện tích lúa còn lại
Tiếp tục tiêu úng cho diện tích lúa còn lại

Hiện vẫn còn khoảng gần 3.100 ha lúa ngập nặng (từ 70-100% thân cây) ở các địa phương đang tiếp tục được tiêu úng. Tuy nhiên, việc lúa ngập dài ngày gây nguy cơ thiệt hại rất cao.

Mưa lớn làm ngập lúa, đường sạt lở
Mưa lớn làm ngập lúa, đường sạt lở

Mưa lớn làm hơn 2.200ha lúa bị ngập, đường tuần tra bị sạt lở. Công tác tiêu úng, khắc phục đang được các địa phương tích cực triển khai.