Thứ Hai, 11/04/2016 06:46

LHQ: Biến đổi khí hậu gây tổn thất kinh tế ngày càng nghiêm trọng

Trong 20 năm qua, các thảm họa liên quan đến khí hậu và địa vật lý như động đất và sóng thần đã làm 1,3 triệu người thiệt mạng và khiến 4,4 tỷ người bị thương, vô gia cư hoặc cần trợ giúp khẩn cấp, các chuyên gia của Liên Hiệp quốc hôm qua (10/10) cho biết.

Mỹ tổn thất 240 tỷ USD mỗi năm do thời tiết khắc nghiệt và ô nhiễmĐông Nam Á: Năng suất lao động sẽ giảm 16% do biến đối khí hậuLo ngại lớn nhất của thế giới là biến đổi khí hậu

Khung cảnh hoang tàn ở thành phố Palu, Indonesia sau trận động đất và sóng thần ngày 28/9/2018. Ảnh: UNICEF

Được công bố bởi Văn phòng LHQ về giảm thiểu rủi ro thiên tai (UNISDR), báo cáo trên cũng chỉ ra rằng người dân ở các nước thu nhập thấp và trung bình có nguy cơ tử vong do thiên tai cao gấp 7 lần so với ở các nước phát triển.

"Điều này cho thấy sự cần thiết phải đảm bảo việc hạn chế phát thải khí nhà kính", ông Ricardo Mena, Giám đốc bộ phận Hỗ trợ và Giám sát của UNISDR nhấn mạnh, đồng thời kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp giảm rủi ro thiên tai “để không cho phép các nước tạo ra rủi ro mới”.

Xét về tác động của thiên tai đối với nền kinh tế toàn cầu từ năm 1998 đến năm 2017, các nước bị ảnh hưởng báo cáo thiệt hại trực tiếp là 2,908 nghìn tỷ USD, cao hơn gấp 2 lần những gì đã mất trong 2 thập kỷ trước.

Cũng theo báo cáo của LHQ, các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu và các sự kiện thời tiết cực đoan ngày càng tăng, hiện chiếm 77% tổng thiệt hại kinh tế, tương đương 2,245 nghìn tỷ USD. Con số này thể hiện mức tăng đáng kể lên đến 151% so với các khoản thiệt hại được báo cáo trong những năm 1978 - 1997, chỉ khoảng 895 tỷ USD.

Các nước nghèo dễ bị tổn thương nhất

Các quốc gia nghèo dễ bị tổn thương hơn trước các thảm hoạ do thiên tai được thể hiện qua thực tế là, trong 20 năm qua, chỉ có một lãnh thổ có thu nhập cao chính thức là đảo Puerto Rico có tên trong bảng xếp hạng 10 quốc gia chịu tổn thất kinh tế lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Tháng 9 năm ngoái, sự tàn phá gây ra bởi cơn bão Maria đã gây ra tổn thất tổng cộng từ năm 1998 là hơn 71 tỷ USD ; tương đương 12,2% GDP của Puerto Rico.

Ngoài Cuba - quốc gia có thu nhập ở mức trung bình cao trong cuộc tổng kết 20 năm, 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất đều có thu nhập thấp hơn, tính theo tỷ lệ phần trăm sản lượng.

Haiti - nơi một trận động đất 5,9 độ richter gây chết người xảy ra ở phía tây bắc của hồn đảo chỉ mới 4 ngày trước đây, phải gánh chịu mức thiệt hại cao nhất, ở mức 17,5% GDP.

Về tỷ lệ tử vong do thiên tai, báo cáo chỉ ra rằng hơn 747.000 người - 56% trên tổng số - đã thiệt mạng trong 2 thập kỷ qua trong các cơn địa chấn lớn, với tổng cộng 563 trận động đất và sóng thần liên quan.

Nhìn chung,  hơn 90% tất cả các thảm họa trong 20 năm qua là lũ lụt, mưa bão, hạn hán và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác.

Sóng nhiệt gia tăng

Sóng nhiệt là mối đe dọa toàn cầu đang ngày càng tăng, và các giải pháp cho vấn đề này cần phải được tìm ra trong vòng 5 đến 10 năm tới, bà Debarati Guha - đồng tác giả của báo cáo đến từ Viện Y tế và Xã hội (IRSS) thuộc Đại học Catholique de Louvain (UCL) ) cảnh báo.

"Vấn nạn tiếp theo sẽ tấn công chúng ta là sự bùng nổ của sóng nhiệt", cô nói. "Sóng nhiệt có thể diễn ra ở cả nước nghèo và các nước giàu hơn, và hãy nhớ rằng, con người có giới hạn chịu nhiệt ... do đó nó sẽ là một vấn đề lớn".

“Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm thiểu rủi ro hiện có để tăng cường khả năng phục hồi của con người và quốc gia. Nếu không, sự thành công của các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) sẽ là một mục tiêu khó nắm bắt ”, chuyên gia của UNISDR nhấn mạnh.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.