Thứ Năm, 24/09/2015 07:31

LHQ: Cần "hành động chưa từng có" để chấm dứt bệnh lao

Trong một tuyên bố nhân Ngày Bệnh Lao Thế giới (24/3), Liên Hiệp quốc (LHQ) lưu ý, hơn 4.500 người thiệt mạng mỗi ngày do bệnh lao (TB), căn bệnh này tiếp tục là kẻ giết người truyền nhiễm hàng đầu trên thế giới, cũng như nguyên nhân tử vong hàng đầu của những người đang sống với HIV.

13 tỷ USD thúc đẩy phòng chống AIDS, sốt rét và laoVaccin phòng lao hiệu quả đang được phát triển​Mỹ tìm ra cách xét nghiệm nhanh bệnh lao qua máuSiêu vi khuẩn lao cản trở nỗ lực kiểm soát toàn cầu

Hai phụ nữ đang được điều trị bệnh lao đa kháng thuốc ở thủ đô Addis Ababa, Ethiopia. Ảnh: The Global Fund 

Ông Michel Sidibe, Giám đốc điều hành Chương trình phối hợp của LHQ về HIV/AIDS (UNAIDS) cho hay: "Thế giới có các nguồn lực để kết thúc bệnh lao và HIV, nhưng cam kết về chính trị và hành động của quốc gia đang thiếu”.

Về phần mình, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng ghi nhận những tác động kinh tế và xã hội "khổng lồ" của bệnh lao, bao gồm nghèo đói, kỳ thị và phân biệt đối xử; đồng thời nói thêm rằng, kháng thuốc kháng sinh khiến nhiều loại thuốc giảm hiệu quả trong việc chống lại căn bệnh này.

"Trong khi thế giới cam kết chấm dứt dịch bệnh lao đến năm 2030, như một phần của Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), các hành động và đầu tư không phù hợp với lĩnh vực chính trị", ông Tedros nhấn mạnh.

LHQ đang kêu gọi tất cả các đối tác thực hiện hành động chưa từng có để thúc đẩy nỗ lực để chấm dứt bệnh lao và AIDS đến năm 2030.

Tổng giám đốc WHO khẳng định: "Giờ là lúc để các cam kết trở thành hành động, chúng ta cần tăng cường và duy trì sự tài trợ"; ông Tedros cho rằng,  Ngày Bệnh Lao Thế giới chính là cơ hội để "huy động các cam kết chính trị và xã hội để đẩy nhanh tiến trình chấm dứt bệnh lao."

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển đổi số Tư duy, hành động mới
Chuyển đổi số: Tư duy, hành động mới

Tại Thừa Thiên Huế, chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động của nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN), địa phương đang có nhiều chuyển biến hiệu quả, thích ứng với tình hình thực tế.

Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững

Các quốc gia sẽ xem xét tiến trình hướng đến việc chuyển đổi các hệ thống lương thực trên toàn thế giới tại một hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ được tổ chức ở thủ đô Rome (Italy) vào tháng 7 này. Đây là thông tin vừa được Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Amina Mohammed và Phó Thủ tướng Italy Antonio Tajani công bố.

Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030

Theo tin từ UNNews, các cơ quan của Liên Hiệp Quốc đã hoan nghênh cam kết chấm dứt bệnh AIDS ở trẻ em vào năm 2030 của 12 quốc gia châu Phi, vừa được công bố ngày 1/2 tại một cuộc họp ở Dar Es Salaam, Tanzania.