Thứ Sáu, 26/02/2016 19:28

LHQ: IS tiếp tục đặt ra "thách thức nghiêm trọng" trên toàn thế giới

Bất chấp những thiệt hại nghiêm trọng về quân sự, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) có thể vẫn còn khoảng 20.000 chiến binh và đang tiếp tục biến đổi nguy hiểm thành mạng lưới bí mật toàn cầu, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc (LHQ) cảnh báo.

Liên Hiệp Quốc: Vẫn còn 30.000 quân IS ở Iraq và SyriaSự thật về tổ chức khủng bố Hồi giáo IS hồi sinh ở Iraq hiện nayMalaysia bắt giữ 7 đối tượng tình nghi có liên quan IS

IS vẫn là mối lo ngại lớn của toàn thế giới. Ảnh: AP

Đây là một trong những phát hiện chính trong một báo cáo mới của các quan chức chống khủng bố LHQ về các mối đe dọa mà IS đặt ra. Báo cáo cũng nêu rõ cách thức mà các nước thành viên LHQ và các tổ chức LHQ đang tiếp tục xúc tiến và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các công cụ và biện pháp nhằm giải quyết mối đe dọa xuyên quốc gia từ nhóm khủng bố IS và các chi nhánh của nó.

Theo ông Vladimir Voronkov, Phó Tổng thư ký Văn phòng chống khủng bố LHQ, mặc dù bị đánh bại ở Iraq và phải rút lui ở Syria, IS vẫn là mối lo ngại nghiêm trọng, vì những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, bất chấp sự suy giảm rất lớn về mặt lãnh thổ, vẫn còn khoảng 20.000 thành viên IS ở cả Iraq và Syria, với bộ máy nòng cốt được cho là vẫn sống sót và do những xung đột và bất ổn đang diễn ra ở các nước này. Một số lượng đáng kể các nhóm có liên kết với IS cũng đang có mặt ở Afghanistan, Đông Nam Á, Tây Phi và Libya, và một số ít ở Sinai, Yemen, Somalia và Sahel.

Thứ hai là nỗi lo từ các tay súng đã từng đến Iraq và Syria gia nhập IS trở về quê nhà. Những chiến binh này khi về nước có thể kích động và lôi kéo những người khác, dù trong hệ thống nhà tù hay ngoài xã hội rộng lớn. Thực tế, các nước có thể gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá những rủi ro mà những kẻ này đặt ra, và phải phát triển các chiến lược phù hợp cho việc quay trở lại và tái định cư của nhóm người này.

Và thứ ba, sự tiến hóa của IS từ một cấu trúc nhà nước thành một mạng lưới bí mật hoạt động ngầm khiến chúng khó bị phát hiện hơn. Hệ thống tài chính của chúng vẫn có khả năng chuyển tiền qua biên giới, thường xuyên qua các nước trung gian, trước khi đến hang ổ cuối cùng của tổ chức.

Nhấn mạnh rằng "cuộc chiến toàn cầu chống lại IS và các chi nhánh của nó vẫn phải được tiếp tục", Phó Tổng thư ký Voronkov khuyến khích các nước thành viên LHQ và cộng đồng quốc tế đổi mới các nỗ lực để chống lại sự phát triển và đe dọa từ IS.

Theo tin từ LHQ, một số cơ quan của tổ chức này đang hợp tác chặt chẽ với nhau để chống IS, giải quyết các lĩnh vực quan trọng như tài trợ khủng bố, hợp tác tư pháp quốc tế, truy tố hay cải tạo và tái hòa nhập cho những chiến binh trở về.

Cũng bàn về vấn đề này, bà Michèle Coninsx - Giám đốc Ủy ban điều hành chống khủng bố Liên Hợp Quốc (CTED) nói rằng, LHQ đang hỗ trợ các nước thành viên với các công nghệ tiên tiến nhất để giúp họ bảo vệ biên giới, cung cấp các hướng dẫn sử dụng hiệu quả các công nghệ mới nhằm tuân thủ đầy đủ luật nhân quyền quốc tế.

"Chúng tôi cũng tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác mới và sáng tạo với khu vực tư nhân, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông", ví dụ như đối với việc thu thập bằng chứng kỹ thuật số trong các vụ khủng bố.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Bảo vệ “liêm chính học thuật” trước thách thức từ ChatGPT
Bảo vệ “liêm chính học thuật” trước thách thức từ ChatGPT

Sự xuất hiện của ChatGPT vừa là cơ hội, vừa là thách thức với ngành giáo dục, trong đó nỗi lo ở bậc đại học (ĐH) là ảnh hưởng vấn đề “liêm chính học thuật”. Song, trước xu thế của thời đại, việc chủ động đón nhận và định hướng người học tiếp cận các giá trị tích cực mà ChatGPT là điều nên làm.