Thứ Bảy, 30/01/2016 20:22

LHQ kêu gọi hưởng ứng ngày thế giới phòng, chống buôn bán người

Một thống kê mới nhất cho thấy, có khoảng 21 triệu người trên toàn cầu đang là nạn nhân của tội phạm buôn bán người và trở thành lao động cưỡng bức hoặc bị lạm dụng theo nhiều cách. Do đó, Liên Hiệp Quốc (LHQ) tuyên bố ngày 30/7 là ngày thế giới phòng, chống buôn bán người, nhằm mục đích kêu gọi toàn dân chung tay giải quyết loại tội phạm này; đồng thời nâng cao nhận thức về tác động tiêu cực của tệ nạn buôn bán người đang diễn ra tràn lan trên thế giới.

ASEAN tăng cường chống buôn bán ngườiPhát động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán ngườiẤn Độ: Khoảng 300.000 trẻ em bị buộc phải đi ăn xin trên phố

Mọi cá nhân cần chung tay hành động chống lại tệ nạn buôn bán, bóc lột lao động. Ảnh: Devdiscourse

Tờ Devdiscourse ngày 30/7 đưa tin, ước tính mỗi năm có hàng triệu người lao động di cư gặp phải tình trạng bị lừa, bị bán làm nô lệ trong và ngoài khu vực biên giới giữa các nước, hoặc mắc kẹt trong tệ nạn lao động cưỡng bức. Trong đó, phần lớn các lao động đều khó có cơ hội phản kháng do không có hợp đồng lao động, hoặc bị ràng buộc bởi những món nợ chồng chất. Trong một số trường hợp khác, do thiếu nhận thức, người lao động (đặc biệt là phụ nữ và trẻ em) thường lâm vào cảnh làm việc trong môi trường nguy hiểm, thời gian làm việc quá dài và bị áp bức tiền lương. Nhìn chung, những hành động này đều vi phạm đến quyền lợi trực tiếp của người lao động di cư trên toàn thế giới.

Tính đến thời điểm hiện tại, mọi quốc gia đều tồn tại và bị ảnh hưởng bởi tệ nạn buôn bán người. Trong đó, trẻ em chiếm 1/3 trong tổng số nạn nhân trên toàn thế giới. Trước sự bành trướng của vấn nạn toàn cầu, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là LHQ khẳng định vấn đề chỉ được giải quyết triệt để bằng cách tiếp cận toàn diện. Cụ thể, người lao động cần chủ động tham gia với chính phủ các nước, cộng đồng doanh nghiệp địa phương để yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn việc làm hợp lý. Trong bối cảnh các nhà thầu thường lạm dụng, bóc lột lao động để giảm giá thành sản phẩm, LHQ kêu gọi mọi cá nhân phải làm rõ quan điểm chuỗi cung ứng không phép tồn tại bất kỳ hình thức gian lận, bóc lột, áp bức lao động nào.

Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề, ngày càng nhiều quốc gia cam kết sẽ thắt chặt công tác quản lý dân cư khu vực biên giới để giảm thiểu tối đa nguy cơ xuất hiện tình trạng buôn bán người ở khu vực này, cũng như tổ chức bảo vệ lao động di cư phù hợp theo luật nhân quyền quốc tế. Tham gia chiến dịch, nhiều doanh nghiệp đã và đang đẩy mạnh công tác quản lý lao động trong chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo không xảy ra bất kỳ hành vi cố tình buốn bán người, bóc lột lao động.

Ngoài việc tăng cường trách nhiệm giải trình, LHQ khẳng định các doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với những thiệt hại gây ra cho công, nhân viên trong dây chuyền lao động. Trong trường hợp xuất hiện tình trạng buôn người, địa phương cũng cần chịu một phần trách nhiệm. Bằng cách thiết lập các kết nối mạnh mẽ giữa khu vực tư nhân và giới chức địa phương, điều mà LHQ hướng đến là chúng ta có thể tái xây dựng môi trường sống và làm việc lành mạnh cho từng cá nhân.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Devdiscourse)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

COP15 Gần đạt được thỏa thuận toàn cầu về tự nhiên mang tính bước ngoặt
COP15: Gần đạt được thỏa thuận toàn cầu về tự nhiên mang tính bước ngoặt

Các nhà đàm phán tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ thiên nhiên ngày 18/12 đã thống nhất một thỏa thuận toàn cầu mới, có khả năng bảo vệ 30% đất và biển trên thế giới vào năm 2030, với hàng trăm tỷ USD được huy động để hướng tới mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và các giống loài.