Thứ Năm, 17/04/2014 06:14

LHQ: Nông nghiệp cần chuyển đổi thích ứng với sự biến đổi khí hậu

Đánh dấu Ngày Lương thực Thế giới năm 2016 vào hôm qua (16/10), Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhấn mạnh đến mối liên kết chặt chẽ giữa biến đổi khí hậu, nông nghiệp bền vững, thực phẩm và an ninh dinh dưỡng, với thông điệp: "Khí hậu đang thay đổi. Thực phẩm và nông nghiệp cũng phải thay đổi".

Mô hình trồng rau bằng năng lượng mặt trời chuyển hóa ở New Zealand. Ảnh: UN

"Khi dân số toàn cầu tăng, chúng ta sẽ cần phải đáp ứng một nhu cầu ngày càng tăng về lương thực", Tổng thư ký Ban Ki-moon phát biểu. "Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, với nhiệt độ cao kỷ lục, nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt thường xuyên  và nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nông nghiệp và khả năng sản xuất lượng thực phẩm chúng ta cần", ông nói thêm.

Ông Ban đã chỉ ra rằng những người dễ bị tổn thương nhất là những người nghèo nhất, khi 70% trong số đó phụ thuộc vào nông nghiệp tự cung tự cấp, câu cá hoặc chăn nuôi súc vật để kiếm thu nhập và lương thực.

"Nếu không có hành động phối hợp, hàng triệu người có thể rơi vào nghèo đói, đe dọa làm đảo ngược những thành tựu rất khó khăn mới đạt được và đặt khả năng thực hiện được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) vào nguy hiểm".

Để tăng cường an ninh lương thực trong tình hình biến đổi khí hậu, các nước phải giải quyết vấn đề lương thực và nông nghiệp ngay trong các kế hoạch hành động về khí hậu của mình - Tổng thư ký Ban Ki-moon cho biết.

Theo ông, các hệ thống nông nghiệp và thực phẩm phải trở nên bền bỉ hơn, năng suất cao, toàn diện và bền vững.

"Để tăng cường an ninh lương thực trong một khí hậu thay đổi," ông tiếp tục "các quốc gia phải giải quyết các vấn đề lương thực và nông nghiệp trong kế hoạch hành động khí hậu và đầu tư nhiều hơn vào phát triển nông thôn".

Tổng thư ký giải thích rằng các khoản đầu tư có mục tiêu trong các lĩnh vực này sẽ xây dựng khả năng phục hồi và tăng thu nhập và năng suất của những hộ nông dân nhỏ lẻ - giúp hàng triệu người thoát khỏi tình trạng đói nghèo. "Họ sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ sức khỏe, phúc lợi của các hệ sinh thái và tất cả những người phụ thuộc vào chúng, ông Bannhấn mạnh .

Tháng tới, Hiệp định Paris lịch sử về biến đổi khí hậu sẽ có hiệu lực – một bước tiến cần thiết cho các nỗ lực toàn cầu để giảm lượng khí thải khí nhà kính, giới hạn mức tăng nhiệt độ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững tương thích với sự biến đổi khí hậu .

"Nhân Ngày Lương thực Thế giới này, tôi kêu gọi tất cả các chính phủ và các đối tác của họ có một cách tiếp cận toàn diện, hợp tác và thích hợp với sự thay đổi khí hậu, an ninh lương thực và phát triển xã hội và kinh tế công bằng," ông Ban nhấn mạnh.

"Hạnh phúc của thế hệ này và những thế hệ tới phụ thuộc vào hành động của chúng ta bây giờ. Chỉ bằng cách làm việc với quan hệ hợp tác, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu vwf một thế giới không có đói nghèo, nơi mà tất cả mọi người có thể sống trong hòa bình và thịnh vượng", ông kết luận.

 Tố Quyên (Lược dịch từ UN & Climax)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững

Các quốc gia sẽ xem xét tiến trình hướng đến việc chuyển đổi các hệ thống lương thực trên toàn thế giới tại một hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ được tổ chức ở thủ đô Rome (Italy) vào tháng 7 này. Đây là thông tin vừa được Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Amina Mohammed và Phó Thủ tướng Italy Antonio Tajani công bố.