Thứ Ba, 16/12/2014 21:56

LHQ tiếp tục vòng 2 đàm phán cấm vũ khí hạt nhân

NHK ngày 16/6 đưa tin, các đại biểu đến từ khoảng 80 quốc gia đã bắt đầu vòng 2 cuộc đàm phán cấm vũ khí hạt nhân tại trụ sở chính của Liên Hiệp quốc (LHQ) ở New York.

Vòng đàm phán trước đó đã được tổ chức hồi tháng 3 và những người tham gia đang hướng tới việc ký kết một thỏa thuận cấm vũ khí hạt nhân mang tính ràng buộc pháp lý. Theo đó, hiệp ước sẽ cấm việc sản xuất, tàng trữ, thử nghiệm và sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất kỳ trường hợp nào.

Theo NHK, các quốc gia phi hạt nhân bắt đầu vòng đàm phán với cảm giác cuộc khủng hoảng đang ngày càng gia tăng, khi các nỗ lực giải trừ hạt nhân bị đình trệ.

Các đại biểu bày tỏ hy vọng sẽ có thể đưa ra một dự thảo hiệp ước hoàn chỉnh tại phiên họp cuối cùng vào ngày 7/7 tới. Nếu được 40 nước thông qua, hiệp ước này sẽ có hiệu lực sau đó 90 ngày.

Hoa Kỳ, Nga và các cường quốc hạt nhân khác, cũng với những nước phụ thuộc vào hạt nhân, như Nhật Bản và hầu hết các quốc gia NATO, không tham gia các cuộc hội đàm với lập luận rằng, một hiệp ước về giải trừ quân bị sẽ không dẫn đến một giải pháp thực tiễn.

    TỐ QUYÊN (Lược dịch từ NHK & Nikkei)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

COP15 Gần đạt được thỏa thuận toàn cầu về tự nhiên mang tính bước ngoặt
COP15: Gần đạt được thỏa thuận toàn cầu về tự nhiên mang tính bước ngoặt

Các nhà đàm phán tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ thiên nhiên ngày 18/12 đã thống nhất một thỏa thuận toàn cầu mới, có khả năng bảo vệ 30% đất và biển trên thế giới vào năm 2030, với hàng trăm tỷ USD được huy động để hướng tới mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và các giống loài.