Thứ Ba, 07/01/2020 17:40

Linh động trong điều hành chính sách tài chính

Chiều 7/7, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác tài chính – ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ tài chính – NSNN 6 tháng cuối năm 2022 của ngành Tài chính”. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dự và chỉ đạo hội nghị.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt các lãnh đạo của Prudential trong chuyến viếng thăm tại Vương quốc AnhSử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á?

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có sự tham gia của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng lãnh đạo các sở ngành.

Điểm cầu Thừa Thiên Huế

6 tháng đầu năm, công tác điều hành chính sách tài khóa được Bộ Tài chính triển khai chủ động, tập trung chỉ đạo triển khai tốt các luật thuế; chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương làm tốt công tác quản lý thu; xử lý nợ đọng thuế; đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế. 

Lũy kế 6 tháng thu NSNN đạt 941,3 nghìn tỷ đồng, bằng 66,7% dự toán, tăng 19,9% so cùng kỳ năm 2021; chi NSNN ước đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 40% dự toán. Cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã thực hiện phát hành 69 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 14,75 năm, lãi suất bình quân 2,45%/năm.

Để hoàn thành cao nhất nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2022, Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai kịp thời, trọng tâm, trọng điểm các giải pháp chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 đã đề ra. Đồng thời, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, các đề án tài chính - NSNN theo chương trình công tác của Chính phủ và yêu cầu thực tế, đảm bảo yêu cầu về thời hạn, chất lượng, khả thi.

Tại Thừa Thiên Huế, tổng thu NSNN 6 tháng đầu năm đạt 5.786 tỷ đồng, bằng 84,3% dự toán và tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm đạt gần 4.543 tỷ đồng, bằng 38,1% dự toán. Trong 6 tháng cuối năm, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục triển khai nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các các giải pháp vừa phòng chống dịch COVID-19 vừa phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh. Thừa Thiên Huế phấn đấu thu NSNN cả năm sẽ đạt khoảng gần 11.600 tỷ đồng, vượt  69% dự toán HĐND tỉnh giao.

Sau khi lắng nghe các báo cáo và ý kiến của Bộ Tài Chính, các ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực của ngành Tài chính trong thực hiện nhiệm vụ điều hành chính sách tài khóa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế.

Trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế, xã hội, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành Tài chính cần linh hoạt trong điều hành chính sách tài khóa, nghiên cứu các chính sách tài khóa tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu hoàn thành và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022. Tập trung rà soát những rào cản về chính sách, cắt giảm các thủ tục hành chính nhất là thủ tục về thuế, hải quan; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong thực hiện thủ tục hành chính.

Bộ Tài Chính phối hợp với các địa phương trong quản lý thu ngân sách; chủ động đề xuất xây dựng các thể chế nhằm điều hành chính sách tài khóa hiệu quả. Đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, bảo đảm dự toán thu và giảm áp lực chi NSNN. Đồng thời, phát triển bền vững, vận hành an toàn, thông suốt thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; thực hiện quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát lạm phát, ổn định các cân đối lớn, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Về phía các địa phương cần vào cuộc chỉ đạo công tác điều hành chính sách tài khóa, chống thất thu thuế, đảm bảo chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo nguồn lực cho phòng, chống dịch COVID-19, hỗ trợ phục hồi kinh tế. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.