Chủ Nhật, 19/11/2017 07:45

Livestream: Kênh tư vấn tuyển sinh hiệu quả

Với sự linh động, kịp thời, hình thức tư vấn tuyển sinh trực tuyến không còn là lựa chọn xa lạ đối với các trường đại học (ĐH) thành viên của ĐH Huế.

Tự chủ tuyển sinh không đồng nghĩa giảm chuẩn đầu vào

Buổi livestream được đầu tư chỉnh chu, bài bản

ThS. Nguyễn Duy Ngọc Tân, Ban tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp Trường ĐH Nông lâm, ĐH Huế cho biết: “Đây là năm thứ 3 nhà trường tổ chức livestream tư vấn tuyển sinh. Thời gian đầu, chúng tôi gặp nhiều khó khăn về trang thiết bị, phương thức thực hiện. Nhưng với sự nỗ lực của nhà trường, các phòng, ban, công tác tư vấn tuyển sinh qua kênh livestream ngày càng chất lượng”.

Trường ĐH Nông lâm thường xây dựng chuỗi chương trình tư vấn trực tuyến kéo dài 8 - 10 suất, mỗi suất có thời lượng hơn 60 phút. Nội dung tuyển sinh xoay quanh các vấn đề như hình thức xét tuyển, giới thiệu ngành nghề… Người dẫn (thường là một giảng viên và một sinh viên) sẽ trao đổi, trò chuyện, giải đáp thắc mắc của phụ huynh và thí sinh. “Chúng tôi lựa chọn các bạn sinh viên để thí sinh có thể tự tin, thoải mái khi theo dõi nội dung livestream. Đây là cách để Trường ĐH Nông lâm xây dựng kênh tuyển sinh gần gũi, thiết thực”, ThS.Tân nói.

Có phương án tổ chức tư vấn trực tuyến khác biệt, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế đang chuẩn bị cho buổi livestream đầu tiên. ThS. Phan Thanh Tiến, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại ngữ thông tin: “Từ năm 2018, nhà trường đã đẩy mạnh công tác tư vấn tuyển sinh thông qua nhiều kênh, trong đó có cả mạng xã hội. Năm nay, với tình hình dịch bệnh COVID – 19, ĐH Ngoại ngữ xác định livestream cũng là hình thức quảng bá phù hợp với xu thế và thiết thực trong điều kiện hiện nay”.

Trường ĐH Ngoại ngữ sẽ tổ chức tổng cộng 4 buổi livestream, dự kiến vào tháng năm, tháng bảy và tháng tám. Cụ thể, sẽ có buổi giới thiệu tổng quan về Trường ĐH Ngoại ngữ, các phương thức tuyển sinh. Riêng  ngày 24/5 sẽ giới thiệu các khoa, phòng, cơ hội du học, cơ hội việc làm. Tháng bảy, buổi livestream sẽ hướng dẫn ôn thi và kinh nghiệm làm bài thi. Tháng tám nhận định, dự đoán về ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng, điểm chuẩn và tư vấn điều chỉnh nguyện vọng…

Thời lượng mỗi buổi livestream sẽ kéo dài 90 phút, trong đó, 1/3 thời gian sẽ giới thiệu nội dung. Phần thời gian còn lại được dùng để giải đáp thắc mắc của phụ huynh và thí sinh.

Điểm mới của Trường ĐH Ngoại ngữ đó là mỗi phòng, khoa đều đã chuẩn bị sẵn những video tóm lược. Mỗi video kéo dài từ 5 – 9 phút tùy mức độ quan trọng để thí sinh nắm vững những vấn đề cốt lõi, hình dung được các ngành học, câu lạc bộ, đoàn, hội. Đặc biệt, vào buổi livestream thứ ba, Trường ĐH Ngoại ngữ sẽ mời những giáo viên giàu kinh nghiệm trực tiếp livestream hướng dẫn ôn thi và chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi. “Đây sẽ là phương cách hữu ích giúp thí sinh tự tin hơn, vững vàng bước vào kỳ thi đầy cam go”, ThS. Phan Thanh Tiến nhận định.

Thông qua kênh tư vấn livestream, nhiều thắc mắc, đắn đo của thí sinh và phụ huynh đã được giải đáp nhanh chóng, kịp thời. Các chương trình livestream không chỉ được thực hiện vào khung giờ rảnh rỗi của thí sinh mà còn được “ghim” để có thể tiện theo dõi bất cứ lúc nào. Vì vậy, với Trường ĐH Nông lâm, livestream đã trở thành kênh tư vấn, giải đáp thông tin tuyển sinh được xem trọng. ThS. Nguyễn Duy Ngọc Tân chia sẻ: “Trong thời gian tới, Trường ĐH Nông lâm sẽ đầu tư thêm studio chuyên nghiệp hơn để công tác tư vấn qua kênh livestream bài bản, hấp dẫn hơn nữa. Đó cũng sẽ là điểm thu hút để thí sinh lựa chọn Trường ĐH của chúng tôi trong hành trình chinh phục tri thức”.

Bài, ảnh: Mai Huế

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường
Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường

Lớp cấp phối vữa tô tường là quá trình “dung hòa” hợp lý tỷ lệ cát, xi măng, nước, phụ gia (nếu có), tạo nên ngoại quan ngôi nhà. Để có một lớp vữa chất lượng, người thợ xây phải nắm được những kiến thức cơ bản trong quá trình xây tô.

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.