Thứ Tư, 29/03/2017 19:29

Lo an toàn cho du khách trong mùa bão lũ

Huế là điểm đến thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão lũ, do đó, mối lo đảm bảo an toàn tính mạng của du khách luôn được đặt lên hàng đầu.

Làm được, nếu có giải pháp đồng bộGiải thưởng du lịch Huế lần thứ 2 được trao ở 6 hạng mụcMở rộng & lan tỏa tour du lịch thiện nguyệnGiúp Huế cụ thể hóa mục tiêu phát triển du lịch thông minhAn toàn cho du khách trong mùa mưa bão

Khi có bão lũ, các dịch vụ sẽ không được hoạt động để đảm bảo an toàn cho du khách

Mới an tâm với khách đi tour

Thông tin từ Sở Du lịch, vào những tháng thường xảy ra bão lũ ở Huế (tháng 10 và tháng 11 hàng năm) rơi đúng vào mùa cao điểm khách quốc tế. Một đặc điểm riêng của dòng khách này là khi thấy mưa, nhất là nước lũ lại tò mò muốn “lội lụt” để khám phá. Không quen với địa hình nên nguy cơ bị đuối nước, dễ bị thương tích do cây ngãy đổ vào những thời điểm này là điều khó tránh khỏi.

Theo ông Lê Ngọc Sanh, Chánh Văn phòng Sở Du lịch, hiện khách đến Huế bằng hai hình thức, đi theo tour được tổ chức bởi các doanh nghiệp lữ hành và đi tự do. Khách đi tour luôn được các doanh nghiệp lên phương án để đảm bảo an toàn. Doanh nghiệp thường sử dụng phương án để khách ở lại khách sạn và sử dụng các dịch vụ ở ngay tại khách sạn như học nấu ăn, spa… chứ không mạo hiểm tổ chức để khách đi tham quan.

Bà Dương Thị Công Lý, Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Hà Nội - Chi nhánh Huế thông tin, tại hầu hết các chi nhánh của công ty đều có một hệ thống cập nhật thông tin, cảnh bảo nguy hiểm khi khách đến mỗi điểm đến. Riêng với bão lũ, khi nhận thấy khả ảnh hưởng trực tiếp vào Huế sẽ chủ động đảo chiều bay. Chẳng hạn khi khách đến miền Trung, đón ở Đà Nẵng và tiễn ở Huế, nhưng tùy vào thời tiết có thể đảo ngược lại cho phù hợp. Trong trường hợp chỉ một địa phương bị ảnh hưởng, có thể di bằng đường bộ từ Huế vào Đà Nẵng và ngược lại để khách tiếp tục hành trình. Nếu cả khu vực không thể di chuyển bằng đường hàng không, phương án tính đến là di chuyển bằng đường bộ vào Khánh Hòa để bay.

Cũng theo bà Lý, riêng nhân viên khi có bão lũ, phải trực 24/24 để kịp thời nhận phản ánh và xử lý những trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó, thông báo cho tất cả bộ phận liên quan như hướng dẫn, điều hành, khách sạn, nhà hàng có phương án dự phòng, trường hợp bão vào trực tiếp Huế lại đúng lịch tour đã đặt trước, cũng buộc phải hủy mọi dịch vụ, chứ tuyệt đối không đưa khách đến, dù có chịu thiệt hại về doanh thu.

Bên cạnh sự chủ động của doanh nghiệp, ngành du lịch và các điểm tham quan cũng có những giải pháp đảm bảo an toàn cho du khách. Sau khi nhận thông báo từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, ngành du lịch tiến hành gửi văn bản qua hệ thống email và điện thoại trực tiếp đến các doanh nghiệp, yêu cầu triển khai các giải pháp đảm bảo. Tuyệt đối không tổ chức tour khi có thời tiết cực đoan. Về phía các điểm tham quan, tăng cường các biển cảnh báo đối với du khách, cắt tỉa các cây lớn, tránh gãy đỗ ảnh hưởng đến du khách.

Thêm cảnh báo đối với khách tự do

Du khách tham quan Đại Nội vào ngày lũ

Tuy nhiên, bên cạnh sự an tâm đối với khách đi tour, nỗi lo lại thuộc về khách tự do, hầu như không có những kênh để kiểm soát. Sở Du lịch đánh giá, khách đi tự do chủ yếu lưu trú ở các khách sạn nhỏ, hoặc nhà nghỉ du lịch, do đó việc kiểm soát, nhắc nhở gặp khó khăn. Bên cạnh đó, khách tự do đa số là khách trẻ tuổi, thích mạo hiểm, dù thấy thời tiết không thuận lợi vẫn đi tham quan, khám phá.

Trên thực tế, những đợt bão lũ các năm qua, trên các tuyến đường vẫn không khó để bắt gặp khách nước ngoài “lội lụt”, vui đùa; hay dù gió bão nhưng vẫn có những đoàn khách chạy xe máy trên đường phố. Chẳng hạn như vào đợt lũ năm 2017, bắt gặp khá nhiều du khách vào tham quan Đại Nội.

Vấn đề đảm bảo an toàn cho khách tự do khi đến Huế mùa bão lũ đã được đề cập vào năm 2017, đến nay, vẫn chưa có giải pháp tối ưu nhất. Được biết, ngành du lịch có phối hợp với Hiệp hội Du lịch yêu cầu các thành viên phải tăng cường cảnh báo cho du khách. Đồng thời, thông qua mạng xã hội, các hội nhóm để kịp thời có những nhắc nhở, cảnh báo. Dù thế, đối tượng muốn hướng đến là khách tự do chủ yếu lưu trú ở các cơ sở chưa vào hiệp hội, nên còn “khoảng cách” lớn giữa lời cảnh báo và du khách.

Ông Lê Ngọc Sanh cho biết, thời gian đến, sự kiểm soát khách tự do dự kiến sẽ tốt hơn khi Huế đang triển khai đô thị thông minh, trong đó, ưu tiên cho ngành du lịch. Đây được xem là kênh cảnh báo quan trọng, khi các bên liên quan và cả du khách đều có thể liên hệ với nhau qua hệ thống. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống camera của đô thị thông minh có thể phát hiện kịp thời những du khách lưu thông trên các tuyến phố bị ngập lũ, hoặc các điểm tham quan đang bị ảnh hưởng của mưa bão.

Bài, ảnh: Đức Quang

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông
Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông

Trong hai ngày 25 - 26/2, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Nam Đông, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hội Lữ hành tỉnh, Hiệp hội Du lịch và Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm du lịch tại huyện Nam Đông.

Thân thiện như xích lô Huế
Thân thiện như xích lô Huế

Mới đây, cùng với 9 tỉnh và thành phố ở Việt Nam,Huế được vinh danh là thành phố thân thiện nhất trong giải thưởng thường niên mang tên Traveller Review Awards 2023.

Điểm đến mới, dịch vụ mới
Điểm đến mới, dịch vụ mới

Với những tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa, Hương Trà đang tích cực tìm hướng đi mới để phát triển du lịch, dịch vụ.

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.