Thứ Ba, 07/06/2016 14:57

Lời xin lỗi muộn màng

Tôi đọc đâu đó những con số giật mình liên quan đến thuốc lá, đại loại 96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc; mỗi năm nước ta có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Tập huấn công tác phòng chống tác hại thuốc láTập huấn phòng chống tác hại thuốc lá và xây dựng môi trường không khói thuốc

“Ba H. bị ung thư phổi giai đoạn cuối, M. và mọi người thu xếp thời gian lên thăm chú không chắc không còn cơ hội”, giọng cô bạn vang lên trong điện thoại kèm theo tiếng thở dài…

Ba H. nằm tầng năm, Khoa Ung bướu. Không gian phòng bệnh rộng rãi với năm giường bệnh và 4 bệnh nhân. So với ngày ba tôi nằm điều trị tại đây thì điều kiện chăm sóc về y tế và không gian quá tốt nhưng sao cảm giác ngột ngạt đến lạ. Khi vừa đặt chân đến phòng bệnh cũng là lúc y, bác sĩ và người nhà chuyển bệnh nhân nằm cùng phòng xuống xe đưa về nhà. Ba H. nằm đấy thở dốc từng cơn. Cả gia đình tập trung quanh giường bệnh nuốt lệ vào lòng.

Mẹ H. kể, ban đầu chú chỉ cảm giác nuốt hơi khó khăn và đau kèm khó thở, khàn giọng. Khi thấy ho ra máu, ho thường xuyên và liên tục hơn, chú mới chịu vào viện. Sau khi thực hiện các xét nghiệm liên quan, bác sĩ bảo chú bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Chú gầy đi trông thấy chỉ sau 1 tuần phát bệnh. Không ăn uống được, dù cháo đã được xay mịn, lỏng nhưng chẳng thể nuốt, cả uống nước cũng khó khăn.

Lúc chúng tôi đến cũng là lúc bác sĩ yêu cầu người nhà nên đưa chú về nhà, vì bệnh đi rất nhanh. Cả nhà đứng quanh chú, ngấn lệ. Chú nghe vậy cũng rưng rưng, hết cầm tay vợ, con gái, con trai, giọng khàn khàn, nghèn nghẹn “xin lỗi, ba sai rồi”. Thời gian phát bệnh đến khi bác sĩ yêu cầu đưa về nhà nhanh quá chưa đầy một tuần, cả nhà suy sụp.

Sáng nay, cô bạn lại điện “Ba H. mất rồi M. ơi!”. Một cảm giác hụt hẫng. “Chú, người chồng, người cha đã rời bỏ vợ, con, khi chưa kịp nhìn được mặt đứa cháu đầu lòng. Trong cơn nấc nghẹn ngày chú rời đi, mẹ H. lịm người “giá như nghe em, anh bỏ thuốc lá chắc giờ anh vẫn còn bên em và con!”.

Tôi đọc đâu đó những con số giật mình liên quan đến thuốc lá, đại loại 96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc; mỗi năm nước ta có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến sử dụng thuốc lá. Trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây ra hơn 25 căn bệnh, như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch và các bệnh về hô hấp. Trên thế giới, sử dụng thuốc lá gây ra 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Từ bỏ thuốc lá cũng đồng nghĩa với những nguy cơ trên được vơi đi. Thế mà biết bao người không làm được, buồn thay!

Thảo Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Làm mẹ trẻ con”, lời cảnh tỉnh muộn màng
“Làm mẹ trẻ con”, lời cảnh tỉnh muộn màng

Mấy hôm nay đọc báo mạng, nhiều bậc phụ huynh trên địa bàn tỉnh không khỏi giật mình khi một bé gái mới 11 tuổi ở huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) và một nữ sinh lớp 7 ở huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã phải “làm mẹ trẻ con”. Câu chuyện thực sự là lời cảnh tỉnh của các bậc phụ huynh hiện nay.

“Lập rào chắn” cho trẻ trước thuốc lá điện tử
“Lập rào chắn” cho trẻ trước thuốc lá điện tử

“Thuốc lá điện tử đa dạng về kích thước, hình dáng và thường có mùi hoa quả hấp dẫn trẻ. Nếu cha mẹ tìm thấy những vật thể có hình dáng bất thường, hoặc ngửi thấy những mùi hương bất thường trong nhà, có thể đó là dấu hiệu của việc trẻ dùng thuốc lá điện tử” – Đó là khuyến cáo của một bác sĩ trong tình hình tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử gia tăng nhanh trong thanh, thiếu niên gần đây.

Đừng làm ảnh hưởng người khác
Đừng làm ảnh hưởng người khác

Tác hại của hút thuốc lá ai cũng đã biết. Không chỉ người hút mà người hít phải khói thuốc lá thụ động cũng bị ảnh hưởng không kém.