Thứ Bảy, 18/05/2019 11:34

Lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn

Theo kế hoạch vừa được UBND tỉnh ban hành, việc triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 nhằm tiếp tục lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển CNNT đến năm 2025.

Xây dựng sản phẩm OCOP nước mắm Phú DiênThành lập cửa hàng kết nối và tiêu thụ nông sản6 tiêu chí lựa chọn sản phẩm và hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lựcNâng sao, tăng lượng sản phẩm OCOP“Cứu cánh” cho gạo OCOPTạo sức bật cho kinh tế nông thôn từ chương trình OCOPKhởi nghiệp với cây dược liệu bản địaXây dựng chuỗi cửa hàng cho sản phẩm OCOP

Vùng nguyên liệu sản xuất phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn tiếp tục được tỉnh hỗ trợ phát triển tại các làng nghề. Ảnh tư liệu.

Kế hoạch triển khai đầu tư phát triển hạ tầng thuật cụm công nghiệp (CCN), làng nghề. Cụ thể, thực hiện hoàn thành công tác tích hợp phương án phát triển CCN giai đoạn 2021- 2030 vào Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh giai đoạn 2021- 2030; tiếp tục triển khai hoàn thiện công tác thành lập, lập quy hoạch chi tiết các CCN theo phương án phát triển CCN giai đoạn 2021- 2030; tăng cường, đẩy mạnh công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về CCN lên hệ thống GIS Công Thương để phục vụ công tác quản lý, thu hút đầu tư...

Cùng với đó, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách để hỗ trợ các cơ sở CNNT đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thị trường sản phẩm CNNT.

Đối với phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất CNNT, tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch và hỗ trợ phát triển các vùng nguyên liệu; nâng cao năng suất, chất lượng vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các làng nghề; tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu dược liệu theo Đề án “Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030”…

Tin, ảnh: Thái Sơn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP
Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP

Hoạt động kết nối cung cầu và xúc tiến thương mại (XTTM) các sản phẩm OCOP của hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được Sở Công thương triển khai tích cực và có hiệu quả, góp phần làm nên thành công của chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Động lực phát triển nông thôn từ sản phẩm OCOP
Động lực phát triển nông thôn từ sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.

Phát triển du lịch gắn với làng nghề
Phát triển du lịch gắn với làng nghề

Nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch thông qua các làng nghề, chiều 27/12, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển du lịch thông qua làng nghề và nhân rộng mô hình áp dụng cho Thừa Thiên Huế”.

Hợp tác xã với sản phẩm OCOP
Hợp tác xã với sản phẩm OCOP

Trong số 40 sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh có đến hơn một nửa với chủ thể là hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, trong đó có 9 sản phẩm OCOP 4 sao và 4 sản phẩm tiềm năng 5 sao.