Thứ Hai, 27/02/2017 21:10

Lòng tin bị tổn thương

Huế có nhiều cửa hàng bán rau sạch có thương hiệu, nhưng tôi luôn mua ở một cơ sở, trước đây là của hai cậu thanh niên ở một địa bàn rất xa Huế về mở quầy kinh doanh.

Trao yêu thương, nhận nụ cười

Ban đầu, họ chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh, nhưng thái độ bán hàng dễ thương, dễ gần. Tôi ủng hộ họ từ đó. Ba năm trôi qua, giờ họ bận việc khác nên kinh doanh nhờ cả vào mẹ, vào người giúp việc. Tôi vẫn chung thuỷ với gian hàng thực phẩm này. Vừa là chỗ quen biết, người bán hàng trạc tuổi tôi, nên hay chuyện trò vui vẻ. Người bán, người mua tin tưởng lẫn nhau. Tôi mua hàng ở đây, lúc vài chục ngàn, lúc vài trăm ngàn, số tiền không nhiều nên không có sự nhầm lẫn xảy ra khi trả tiền.

Vậy mà lần này thì khác. Mua hàng hết 80.000 đồng, tôi đưa tờ 500.000 đồng, lúc ấy người chủ trả lại tiền thì tôi lại tiếp tục chọn trứng gà để mua, nên cầm số tiền trả lại mà chưa kịp đếm. Lúc trả thêm tiền trứng gà, tôi đếm số tiền chị bán hàng trả lại thì chỉ có 120.000 đồng. Tôi bảo: “Mình đưa tờ 500.000 đồng, phải trả lại 420.000 đồng chứ”. "Không có, chị chỉ đưa tờ 200.000 đồng thôi”. Rồi chị chủ hàng xòe tiền đang cầm trên tay ra cho tôi xem. Trên tay chị có cả tờ 500.000 và 200.000 đồng.

Tôi biết chị ấy quên, nhầm lẫn giữa người này và người khác, nên bảo: “Chị coi lại. Sáng nay, tôi không có đồng nào trong ví, nên lấy trong tủ ba tờ 500.000 đồng, đưa cho chị một tờ, còn lại hai tờ”. Tôi nói rồi, rút hai tờ 500.000 đồng trong ví đưa cho chị ấy xem. “Rõ ràng chị đưa cho tôi tờ 200.000 đồng mà giờ nói thế, thôi tôi trả lại 380.000 đồng cho chị (500.000 trừ đi số tiền 80.000 đồng cộng  thêm 40.000 tiền trứng gà).

Chị chủ hàng nói giọng trịch thượng: “Tôi cũng không có gì phải lo. Quầy này có bốn cái camera ". “Vậy chị mở camera để kiểm tra lại, tôi chờ”. Chị ấy vội điện thoại cho con trai mở camera. Tôi đứng để cháu nhận diện, chờ 20 phút vẫn chưa có kết quả. Một lúc sau, nhận được điện thoại của con trai, chị ấy giọng lạnh lùng: “Con trai tôi có khách nên chưa  kiểm tra được. Chị cứ về đi, có gì tôi báo lại”.

Tôi về nhà, khoảng 20 phút sau, con trai chị (là chủ cũ của quầy hàng mà tôi quen biết) điện thoại: “Cô ơi, cô đưa cho mẹ cháu tờ 500.000 đồng”. Tôi điện lại cho chị chủ cửa hàng thông báo lại tin con trai chị vừa điện thoại. “Ừ, nhầm lẫn". Chị ấy nói rồi cúp máy. Không một lời xin lỗi.

Từ đó, tôi không mua hàng ở quầy thực phẩm này nữa, vì sợ nhỡ camera có sự cố thì phiền.

Xuân Hồng

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổn thương người khác bằng lời nói
Tổn thương người khác bằng lời nói

Hậu quả do hành vi miệt thị ngoại hình (body shaming) gây ra rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, tinh thần, học tập… của người trong cuộc, nhất là đối với các em học sinh, có tâm lý bất ổn, chưa vững vàng. Thậm chí, nhiều em còn bị trầm cảm.

Khi sức khỏe tâm thần bị tổn thương
Khi sức khỏe tâm thần bị tổn thương

“Còn khoảng 70% trường học trong cả nước không có phòng tham vấn tâm lý học đường đạt chuẩn, khiến các em thiếu đi sự hỗ trợ kịp thời và phù hợp” là điều mà bà Hoàng Phương Thảo - Trưởng đại diện ActionAid Quốc tế tại Việt Nam - chia sẻ tại hội thảo “Chăm sóc sức khỏe tâm thần trong trường học: Từ chính sách đến thực tiễn”, được tổ chức tại Hà Nội mới đây.

Ra mắt cửa hàng sinh thái
Ra mắt cửa hàng sinh thái

Hội Nông dân TP. Huế phối hợp với dự án "Huế- đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam" do tổ chức WWF-Việt Nam tài trợ đã tổ chức ra mắt cửa hàng sinh thái với mô hình trạm Refill Station (trạm nạp đầy) tại Cửa hàng Nông dân, số 32 Phùng Hưng và Cửa hàng Liên minh Xanh, số 73 Thạch Hãn (TP. Huế) vào sáng 9/12.

Khơi dậy lòng tin của dân
Khơi dậy lòng tin của dân

Việc gì dù nhỏ hay lớn liên quan đến số đông người dân thì phải để dân biết, dân bàn. Đó là kỳ vọng của người dân vào các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và đội ngũ những người làm công tác dân vận từ tỉnh đến cơ sở.

“Có lòng tin của dân là có tất cả”
“Có lòng tin của dân là có tất cả”

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 – 1967), một trong hai Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tên khai sinh là Nguyễn Vịnh, sinh ra trong một gia đình nông dân ở thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.