Thứ Hai, 30/11/2015 17:59

Lượng xe ô tô điện toàn cầu đạt mức cao kỷ lục trong năm 2017

Số lượng xe ô tô điện được vận hành trên toàn thế giới đã tăng lên mức cao kỷ lục 3,1 triệu chiếc trong năm 2017, tăng 57% so với năm 2016, trong đó Trung Quốc chiếm 40% tổng số xe ô tô điện toàn cầu trong năm ngoái.

Thụy Điển xây dựng tuyến đường đầu tiên có thể sạc điện khi xe đang chạyTesla ra mắt dòng xe điện tăng tốc nhanh nhất thế giới ở Hàn QuốcHàn Quốc thay thế xe máy bằng xe điện vào năm 2020Xe điện tự lái e – Pallete: cửa hàng bán lẻ di động của tương laiÍt nhất 90 tỷ USD sẽ được đầu tư để phát triển xe điện toàn cầu

Sạc pin cho xe ô tô điện tại một trạm sạc ở Marseille, Pháp. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, vẫn cần nhiều nghiên cứu, chính sách và ưu đãi hơn để đẩy mạnh hơn nữa dòng xe này.

Được biết, chi phí pin vẫn là thành phần chính trong chi phí tạo nên xe ô tô  điện, do đó, các ưu đãi tài chính như giảm giá, giảm thuế hoặc miễn trừ sẽ là cần thiết để hỗ trợ triển khai dòng xe điện. Theo IEA, "sự hỗ trợ liên tục và cam kết gia tăng việc triển khai dòng xe ô tô điện từ các nhà hoạch định chính sách và ngành công nghiệp ô tô cho thấy xu hướng này sẽ không giảm đi trong thập kỷ tới".

Đến năm 2030, IEA ước tính sẽ có 125 triệu xe ô tô điện được sử dụng trên các nẻo đường, dựa trên các chính sách hiện hành và đã được công bố. Con số này có thể tăng lên 220 triệu xe nếu các chính sách trở nên tham vọng hơn để đáp ứng các mục tiêu khí hậu toàn cầu và các mục tiêu phát triển bền vững khác.

Sự dịch chuyển sang xe ô tô điện sẽ làm tăng nhu cầu đối với một số vật liệu, đặc biệt là coban và lithium được sử dụng trong pin lithium-ion.

Theo ước tính của IEA, nhu cầu Cobalt dự kiến ​​sẽ cao hơn gấp 10 lần mức hiện tại vào năm 2030 ở mức 101 kilotonnes (kt)/năm theo chính sách hiện tại và có thể cao gấp 25 lần ở mức 291 kt/năm với nhiều chính sách tham vọng hơn.

Nhu cầu lithium được dự báo là 91 kt/năm vào năm 2030 dựa trên các chính sách hiện hành và 263 kt/năm nếu các chính sách tham vọng hơn được thực hiện.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người hâm mộ tại World Cup 2022 đang hướng đến mức chi tiêu kỷ lục
Người hâm mộ tại World Cup 2022 đang hướng đến mức chi tiêu kỷ lục

Người hâm mộ bóng đá tại World Cup 2022 ở Qatar đang trên đà chi tiêu số tiền kỷ lục tại các địa điểm diễn ra giải đấu, Tạp chí Bloomberg ngày hôm nay (8/12) trích dẫn số liệu từ Visa, đối tác thanh toán chính thức của Giải vô địch bóng đá thế giới cho hay.

IEA Khủng hoảng năng lượng thúc đẩy tiết kiệm điện
IEA: Khủng hoảng năng lượng thúc đẩy tiết kiệm điện

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cuộc xung đột Nga - Ukraine đã thúc đẩy các quốc gia trên thế giới tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, tạo ra "tiềm năng to lớn" để giải quyết vấn đề giá cả năng lượng tăng cao, an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu.

Black Friday Ghi nhận kỷ lục tại Mỹ, lạm phát phủ bóng tại châu Âu
Black Friday: Ghi nhận kỷ lục tại Mỹ, lạm phát phủ bóng tại châu Âu

Người mua sắm ở Mỹ đã chi tiêu một khoản kỷ lục 9,12 tỷ USD trong các giao dịch mua sắm trực tuyến vào dịp giảm giá Black Friday (Thứ Sáu Đen). Trong khi đó, các nhà bán lẻ châu Âu đang hy vọng dịp giảm giá này sẽ thu hút người mua sắm thực hiện chi tiêu, mặc dù diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng trầm trọng.

Tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến giảm vào năm 2023
Tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến giảm vào năm 2023

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ giảm xuống còn 1,6 triệu thùng/ngày vào năm 2023, từ mức 2,1 triệu thùng/ngày trong năm nay, trong bối cảnh những “cơn gió ngược” kinh tế gây cản trở sức tăng trưởng.