Thứ Hai, 02/03/2015 14:58

Malaysia nỗ lực trở thành quốc gia nói “không” với bao bì nhựa và hộp xốp

Bắt đầu từ ngày 1/9, Malaysia chính thức thi hành điều lệnh bắt buộc sử dụng các loại túi đựng có khả năng phân hủy nhanh, thay cho sản phẩm túi nilon và hộp xốp như trước đây.

El Nino làm giảm 2 triệu tấn sản lượng dầu cọ Malaysia năm 2015-2016Gần 300 nghìn người đi bộ qua biên giới Malaysia, Singapore mỗi ngày

Cũng trong điều luật mới ban hành này, giá túi nilon dự kiến sẽ tăng từ 3 đến 6 lần, trong khi giá hộp xốp mua vào tăng 30% so với giá trị trước đây.

Ngoài ra, các túi đựng có khả năng phân hủy nhanh cũng được bán với giá khá cao. Các thương nhân buộc phải sử dụng loại túi này với giá 15 RM (3,51 USD) cho 100 cái. Tương tự, 100 hộp xốp sẽ được bán với giá  22 RM (5,15 USD).

Malaysia chính thức thi hành điều lệnh bắt buộc sử dụng các loại túi đựng có khả năng phân hủy nhanh. Ảnh: The Star Online

Động thái này được thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của chất dẻo và polystyrene đối với sức khỏe con người. Thêm vào đó, túi nilon và hộp xốp hiện đang chất đầy các bãi chôn lấp do chậm phân hủy, nhưng phiên bản túi đựng sinh học thể phân hủy trong vòng 6 tháng, sẽ góp phần giúp bảo vệ môi trường.

Theo đó, các chủ doanh nghiệp nào vi phạm sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt tối đa lên đến 1.000 RM (234,08 USD) theo Đạo luật chính quyền địa phương Malaysia năm 1976.

Tổng thư ký Bộ Đất đai Liên bang Malaysia, ông Datuk Adnan Md Ikhsan cho biết, có khoảng 20 nhà sản xuất bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề cung cấp túi nhựa và thùng đựng thực phẩm có khả năng phân huỷ. Tuy nhiên quy trình kiểm tra vẫn đang được tiến hành. Hiện tại, chỉ có 5 nhà sản xuất được công ty  Sirim Bhd kiểm định an toàn.

Vị tổng thư ký cho biết thêm, bao bì nilon có thể vẫn được sử dụng để đóng gói thịt, trái cây và rau quả, nhưng túi nhựa phân hủy sinh học phải được sử dụng tại các quầy check-out.

Đan Lê (Lược dịch từ The Star Online)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023
Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023

Các nền kinh tế lớn của ASEAN, vốn dường như đang tăng trưởng trở lại sau các tác động của đại dịch COVID-19, có thể sẽ phải đối mặt với triển vọng tăng trưởng khó khăn hơn trong năm tới do lãi suất thắt chặt trên toàn cầu, đặc biệt là các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cộng với đó là thị trường Trung Quốc hạ nhiệt do tác động của các chính sách nghiêm ngặt để chống dịch.