Thứ Hai, 14/11/2016 10:32

Mật độ cacbon dioxide trong không khí cao chưa từng thấy

Theo Cơ quan quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), mật độ cacbon dioxide trong không khí đã đạt 415ppm, cao kỷ lục trong lịch sử loài người.

Phát thải CO2 tăng gây rủi ro thiếu hụt protein cho hàng triệu ngườiPháp: Năng lượng tái tạo, hạt nhân hỗ trợ mục tiêu cắt giảm CO2Trung Quốc cam kết hành động theo Hiệp định Paris về khí hậu

Lượng cacbon dioxide trong không khí đang ở mức cao chưa từng thấy - Ảnh: EPA-EFE

Dữ liệu trên được đo từ đài quan trắc Mauna Loa ở Hawaii. Theo nhà khí tượng học Eric Holthaus, mật độ cacbon dioxide (CO2) vừa đo được không chỉ cao nhất từ khi công tác đo đạc mật độ CO2 trong khí quyển được thực hiện vào năm 1958, mà còn cao hơn nhiều so với thời con người mới xuất hiện trên trái đất (gần 1 triệu năm trước).

Khoảng ba triệu năm trước, thời điểm mà nhiệt độ toàn cầu cao hơn hiện nay khoảng 2-3 độ C, mật độ CO2 trong không khí chỉ dao động từ 310-400 ppm.

Theo CNN, mật độ CO2 cao gây ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và chặt phá rừng, khiến chu trình làm mát tự nhiên của Trái đất ngưng hoạt động, qua đó làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao.

Dựa trên 70 nghiên cứu về khí hậu, CNN cho biết trái đất đã nóng hơn 2 độ C. Số ngày nóng trong năm cũng tăng lên 25%, gây ra nhiều hệ lụy xấu đến sức khỏe con người.

Cứ sau 5 năm, 37% dân số thế giới sẽ phải hứng chịu ít nhất một đợt nắng nóng nghiêm trọng và thời gian hạn hán trung bình sẽ tăng thêm bốn tháng, khiến cho khoảng 39 triệu người bị thiếu nước.

Lũ lụt và hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như lốc xoáy và bão sẽ tăng lên, cháy rừng sẽ xảy ra thường xuyên hơn và năng suất cây trồng sẽ giảm. 

Môi trường sống của động vật sẽ bị tàn phá, với khoảng 1 triệu loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, muỗi sẽ phát triển mạnh, đồng nghĩa với việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh sốt rét và các bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra.

Theo Tuoitre

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.

Hạt vi nhựa đã lấn sâu
Hạt vi nhựa đã lấn sâu

Lần đầu tiên, hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong mô tĩnh mạch của con người. Tôi đọc thông tin này trên báo Tin tức điện tử và ngay lúc đó, là nỗi bất an cảm thấy.

Tranh biện giao thông xanh dành cho sinh viên
Tranh biện giao thông xanh dành cho sinh viên

Đó là nội dung cuộc thi do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp & Nghề công tác xã hội Việt Nam tổ chức các vòng sơ khảo ở ba khu vực bắc, trung, nam từ 8/2-15/3; trong đó tại khu vực miền Trung sẽ tổ chức tại TP. Huế vào ngày 6/3. Vòng chung kết sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 15/3.