Thứ Ba, 24/01/2017 10:44

Mẹ cười nhỏ thôi!

Câu nhắc của cô con gái nhỏ của bạn khiến cả hội giật mình nhìn lại. Trong lúc phấn khích cả nhóm bạn lâu ngày gặp nhau chuyện trò rôm rả, khi một bạn nhắc lại chuyện cũ cả hội cười to mà không để ý những người xung quanh đang đổ dồn ánh nhìn khó chịu về mình. Sau lời nhắc ấy, chúng tôi kiềm chế hơn, cũng vẫn nói cười nhưng biết giữ ý để không làm phiền đến người khác.

Bạn cũHọp lớp

Thật ra, chuyện này không quá lạ ở những quán cà phê, nhất là quán nhậu. Khi “rượu vào” thì sẽ lời ra, thậm chí có khi là to tiếng, cãi vã, đánh nhau… Điều này một phần thuộc về văn hóa, một phần thuộc ý thức của con người. Có nhiều người nghĩ đã đến quán “kéo ghế” thì họ có quyền được ăn, được nói điều gì mình thích, được to tiếng với nhân viên phục vụ… Tất nhiên là trường hợp đó không nhiều, nhưng cũng không phải hiếm. Thế nên, chuyện ồn ào ở quán cà phê, quán nhậu nói chung là khó tránh khỏi.

Thế nhưng, khi con gái bạn nhắc tôi chợt xấu hổ và nhớ lại câu chuyện một người bạn trên facebook là Việt kiều kể lần về Việt Nam đầu tiên. Bạn nói về Việt Nam, về Huế thích nhất là không khí trong lành, mát mẻ, thức ăn ngon… Điều làm bạn không hài lòng nhất là muốn tìm không gian yên tĩnh để ngồi với gia đình nhưng quá khó. Nếu muốn vậy phải bao quán mà như thế thì người ta sẽ nói bạn “làm màu”, chảnh chọe nên gần như bữa ăn nào gia đình bạn cũng cố chọn quán vắng người một chút. Song dường như, câu chuyện của bạn và người thân bao giờ cũng bị ngắt quãng bởi tiếng cười quá to, tiếng nói quá lớn, rồi trẻ con chạy phá lung tung ở quán ăn, quán cà phê…

Bạn nói ở nơi đất nước bạn sống không như vậy. Mọi người uống cà phê trong yên lặng. Ăn ở nhà hàng cũng rất yên lặng. Câu chuyện họ nói với nhau chỉ vừa đủ để họ nghe, không như ở Việt Nam, khi bàn bên cạnh nói chuyện thì cả quán cùng nghe.

Tôi nói với bạn về văn hóa, phong tục, cách sống mỗi nơi mỗi khác. Người phương Đông sinh hoạt theo văn hóa cộng đồng, làng xã, trong khi người phương Tây tôn trọng tự do cá nhân, ý thức tôn trọng cộng đồng cao. Tuy thế, mỗi nền văn hóa đều có cái hay của nó. Bạn gật gù nhấn nút like trong dòng tin nhắn, song khi nghiệm lại tôi cũng thấy có chút xấu hổ vì trong đám đông bạn nói ấy có khi cũng có mình, có người thân của mình…

Rõ ràng để thay đổi một thói quen, một hành vi đã quá đỗi thường xuyên trong cuộc sống không phải dễ, nhưng qua câu chuyện trên và nhất là khi gần đây lãnh đạo tỉnh kêu gọi giữ gìn nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Huế là đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên… tôi cũng tự soi lại bản thân và nhắc con cái mình mình giữ trật tự, không nói to, cười lớn, tôn trọng người khác khi đến những nơi công cộng. Dù có thể chưa, còn rất lâu và có khi không thể thay đổi đám đông khi buộc họ giữ gìn trật tự nơi công cộng, không cười to, nói lớn nhưng ít ra tôi cũng không còn thấy xấu hổ về những hành vi đó, ít nhất là với con gái của bạn mình.

Hồng Tâm

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hậu duệ vua Hàm Nghi trò chuyện với học sinh, sinh viên Huế
Hậu duệ vua Hàm Nghi trò chuyện với học sinh, sinh viên Huế

Tiếp tục chuỗi hoạt động trong chuyến sang thăm và làm việc tại Huế, chiều 11/1, TS. Amandine Dabat, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đã có buổi nói chuyện với học sinh, sinh viên tại Viện Pháp tại Huế.

Miếng trầu của mẹ tôi…
Miếng trầu của mẹ tôi…

Mẹ tôi ăn trầu từ 14 tuổi, từ ngày còn tóc đuôi gà. Mới sáng tinh mơ, mẹ đã quang gánh theo bà tôi đi chợ huyện. Đường đất đá, lởm chởm sống trâu, hai mẹ con không có dép, nên đến chợ thì môi tím lại và đôi bàn chân cứng đơ, dẫm phải mảnh sành cũng chẳng biết đau. Đôi vai mẹ gầy nhô lên run bần bật vì đói, vì rét. Bà tôi giở trầu ra ăn, bảo: Con tập ăn trầu đi, sẽ thấy ấm người.

Nhiều hoạt động hướng về Ngày sách Việt Nam
Nhiều hoạt động hướng về Ngày sách Việt Nam

Chiều 20/4, tại Trường TH Ngô Kha, Tổ chức Zhishan Foundation Taiwan phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế khánh thành 4 thư viện thân thiện tại các trường học ở TP. Huế.

Giao thoa văn hóa Việt – Pháp
Giao thoa văn hóa Việt – Pháp

Đây là chủ đề buổi nói chuyện do Viện Pháp tại Huế tổ chức tối 15/4 với sự tham gia của diễn giả Đỗ Trinh Huệ, nguyên giảng viên Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế.

Đợi hết dịch nhé
Đợi hết dịch nhé!

Chúng tôi thống nhất như thế về việc họp lớp, khi dịch bùng phát trở lại ở một số tỉnh, thành trên cả nước với tốc độ lây nhiễm cao lên đến 70% với biến thể mới của virus SARS-CoV-2.