Thứ Năm, 15/05/2014 13:58

Mưa lớn cản trở việc sơ tán 1.200 du khách kẹt tại New Zealand

Gió mạnh và mưa lớn tại Đảo Nam của New Zealand đang gây cản trở cho công tác di tản hơn 1.200 khách du lịch bằng trực thăng của chính quyền địa phương sau trận động đất 7,8 độ richter hôm qua.

Thủ tướng New Zealand: Động đất làm thiệt hại ít nhất “một vài tỷ đô la”​Động đất 7,8 độ richter, 2 người thiệt mạng tại New Zealand

Mưa lớn cản trở việc sơ tán 1.200 du khách kẹt tại New Zealand
Đường cao tốc liên bang gần Ohau Point ở bờ đông Đảo Nam bị đất đá che lấp - Ảnh: AFP

AFP cho biết sáng nay 15/11 hàng chục chiếc trực thăng và một tàu hải quân đang được triển khai để vận chuyển hơn 1.200 khách du lịch bị mắc kẹt tại thị trấn Kaikoura.

Trận động đất 7,8 độ richter xảy ra rạng sáng hôm qua tại Christchurch cũng đã gây ra những thiệt hại đáng kể cho Kaikoura, một địa điểm du lịch nổi tiếng với màn trình diễn cá voi.

Những trận lở đất lớn gây ách tắc giao thông đường bộ và đường sắt ra vào thị trấn. Mưa lớn và mất điện trên diện rộng buộc hàng trăm người phải lánh nạn trong các lều dựng tạm.

Thủ tướng New Zealand John Key cho biết 4 trực thăng đã bắt đầu vận chuyển từng nhóm nhỏ du khách bị mắc kẹt trong thị trấn đến thành phố Christchurch trong sáng nay.

Trong khi đó tàu hải quân HMNZS Canterbury sẽ đến bờ biển Kaikoura vào sáng mai để vận chuyển thêm hàng trăm người khác.

Ông Key ước tính việc phục hồi các khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất hôm qua sẽ lên đến hàng tỉ USD nhưng khẳng định ưu tiên trong ngắn hạn là phân phát nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân tại thị trấn ven biển này.

"Cần thêm nước và thực phẩm, nhà vệ sinh hóa học, mở đường vào thị trấn, đưa du khách ra ngoài và dọn dẹp đống đổ nát" - ông Key nói với đài TVNZ.

Bộ Quốc phòng New Zealand cho biết một chiếc trực thăng C-103 đã sẵn sàng để thả các nhu yếu phẩm đến các khu vực bị ảnh hưởng trong khi đài phát thanh Radio New Zealand báo cáo có đến 50 trực thăng dân sự được triển khai trong nỗ lực di tản khách du lịch.

AFP cho biết mưa to và gió lớn đã cản trở nỗ lực dọn dẹp các đống đổ nát ở Koukaira.

Trong khi đó mọi người đang dần quay trở lại nếp sinh hoạt bình thường bên ngoài khu vực thảm họa Koukaira khi các tuyến đường mở lại bình thường và điện được khôi phục lại.

Kể từ hôm qua đến sáng nay New Zealand phải trải qua thêm hơn 800 dư chấn, một số dư chấn lớn hơn 6 độ richter, khiến công tác cứu hộ gặp khó khăn.

New Zealand là quốc gia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương với các hoạt động địa chấn mạnh. Hàng năm nước này phải hứng chịu hơn 15.000 sự chấn động, hầu hết là chấn động nhỏ.

Theo Tuổi trẻ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa lớn đề phòng sạt lở
Mưa lớn đề phòng sạt lở

Từ ngày 25-28/2, trên địa bàn tỉnh sẽ có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa rất to và dông. Mưa lớn có nguy cơ gây trượt lở vùng đồi núi, ven sông suối và ngập úng vùng trũng.

Tiếp tục tiêu úng cho diện tích lúa còn lại
Tiếp tục tiêu úng cho diện tích lúa còn lại

Hiện vẫn còn khoảng gần 3.100 ha lúa ngập nặng (từ 70-100% thân cây) ở các địa phương đang tiếp tục được tiêu úng. Tuy nhiên, việc lúa ngập dài ngày gây nguy cơ thiệt hại rất cao.

Mưa lớn làm ngập lúa, đường sạt lở
Mưa lớn làm ngập lúa, đường sạt lở

Mưa lớn làm hơn 2.200ha lúa bị ngập, đường tuần tra bị sạt lở. Công tác tiêu úng, khắc phục đang được các địa phương tích cực triển khai.

New Zealand Thiệt hại lên đến hàng triệu USD do lũ lụt gây ra ở Auckland
New Zealand: Thiệt hại lên đến hàng triệu USD do lũ lụt gây ra ở Auckland

Sau trận lũ quét và lở đất nghiêm trọng vừa qua, thành phố lớn nhất New Zealand, Auckland, được dự báo sẽ hứng chịu thêm mưa lớn trong những ngày tới, các nhà chức trách của thành phố ngày 30/1 cho biết, trong bối cảnh các công ty bảo hiểm cũng đang tính toán chi phí cho sự kiện thời tiết có thể sẽ là là tốn kém nhất từ trước đến nay của đất nước.

Tiêu úng “cứu” lúa
Tiêu úng “cứu” lúa

Tổng lượng mưa từ ngày 27 đến sáng 28/1 vùng đồng bằng phổ biến 30 - 60mm, một số nơi cao hơn như Tư Hiền, Lăng Cô (Phú Lộc) từ 91mm đến 116mm, đã làm hàng nghìn ha lúa đông xuân tiếp tục bị ngập úng. Các địa phương đang huy động máy móc, nhân lực tiêu úng bảo vệ đồng ruộng.