Thứ Bảy, 06/08/2016 20:11

Mưu sinh ngày tết

Với những người lao động tự do, người nghèo, tết là dịp để họ kiếm thêm thu nhập khi gánh nặng mưu sinh vẫn còn nặng trĩu trên vai.

Du lịch xa đón tếtPhong tục đón Tết Nguyên đán của một số nước châu ÁNgư dân Phú Diên trúng lộc biển đầu năm40 thí sinh tranh tài hội đu tiên Điền HòaBánh tét nếp than – sự biến tấu cho ẩm thực ngày tếtĐem khúc ca xuân đến mọi ngườiCả nước xảy ra 117 vụ tai nạn giao thông sau 4 ngày nghỉ tếtChơi tết ở cầu ngói Thanh ToànNghề không có tết

 

Nhiều sạp hàng mở ra ở các khu vực đông người qua lại

Ngày tết, công viên, các khu vui chơi giải trí luôn là điểm đến đông đúc, cũng là cơ hội cho những người buôn bán hàng rong, bán đồ chơi kiếm thêm thu nhập. Ở các khu vực công viên, nhà thiếu nhi thành phố hay các khu phố sầm uất, các gánh hàng rong, những sạp hàng ăn tiện lợi tụ tập buôn bán khá nhộn nhịp. 

Là cô gái Hà thành làm ăn xa xứ, từ ngày 29 tết, chị Đặng Thị Bông đã rong ruổi khắp những cung đường để bán bong bóng, đồ chơi trẻ em. Chia sẻ với chúng tôi trong niềm vui rộn ràng, gương mặt rám nắng cười niềm nở: “Dịp này bán khá lắm, lời cũng được tầm 1 triệu đồng mỗi ngày. Cực thì có cực, nhưng mà vui”.

Mở quầy nước mía cho khách du xuân dừng chân giải khát từ ngày mùng Một tết, vợ chồng anh Trần Văn Chính (trú tại phường Thuận Lộc, TP. Huế) hăm hở khoe mỗi ngày bán được 100 – 200 ly nước mía. “Hai vợ chồng tôi làm ăn theo mùa vụ, dịp trước tết gói bánh chưng, giờ thì bán nước mía. Có thêm o con gái học lớp 8 ra phụ ba mẹ bán nữa”, vừa quệt giọt mồ hôi đang chảy dài trên má người vợ, anh Chính vừa hăm hở nói.

Với nhiều người khác, vốn đã quen lao động, nếu nghỉ làm dù chỉ một ngày cũng thấy “buồn” chân tay, vậy là lại lỉnh kỉnh sắp xếp hàng hóa đi bán. Anh Nguyễn Văn Cư (trú tại phường Phú Hiệp, TP. Huế), cứ mỗi dịp tết lại đạp xe bán kẹo tơ dừa, với anh thì đi làm ngày tết là được ngắm đường sá đông vui, nhìn mấy cháu nhỏ chơi đùa, thưởng thức vị kẹo ngọt của mình làm khiến anh cảm thấy yêu đời, thoải mái hơn.

Nhiều cửa hàng ăn như bún, phở, cơm vỉa hè cũng mở xuyên Tết. Anh Hoài Sang, phụ bếp tiệm BBQ Cute Style vừa nướng thịt vừa hồ hởi cho biết, tiệm bán cả từ đêm 30 tết và có lượng khách gấp ba lần bình thường. Quanh các ngôi chùa, nhiều người xếp một góc nhỏ bán hương cho người dân mua lên chùa lễ Phật, ở các con đường rải rác những gánh hàng rong, đi đâu cũng gặp từ các em nhỏ, người lớn đến cụ già bán vé số dạo, bán đồ ăn vặt. Vì cuộc mưu sinh, họ đành gác lại niềm vui đón tết. Tết của họ có những giọt mồ hôi, những nhọc nhằn của nỗi lo toan nhưng ánh lên trong đáy mắt là sắc màu rực rỡ và niềm vui rộn ràng của ngày xuân.

* Một số hình ảnh Thừa Thiên Huế Online ghi lại: 

Anh Nguyễn Văn Cư bán món "ngọt ngào" đầu năm cho con trẻ

Chị Đặng Thị Bông bán được hơn 200 quả bong bóng và các món đồ chơi trẻ em mỗi ngày

Tất bật bán hàng

Vợ chồng anh Trần Văn Chính bán nước mía với số lượng nhiều hơn ngày thường

Quán nướng nơi anh Hoài Sang làm việc mở bán xuyên Tết

Hì hục vá lốp, sửa xe cho khách đi đường

Phước Ly (Thực hiện)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm việc tại cà phê sách
Làm việc tại cà phê sách

Chẳng phải tại nhà, cũng không phải thư viện, nhiều bạn trẻ hiện nay lựa chọn cho mình những quán cà phê sách để làm nơi học tập, thư giãn.

Mỗi đảng viên luôn phải tiên phong gương mẫu, đi đầu
Mỗi đảng viên luôn phải tiên phong gương mẫu, đi đầu

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tại buổi làm việc với Đảng ủy, UBND và hệ thống chính trị cơ sở thị trấn A Lưới (A Lưới) sáng 21/2. Cùng làm việc còn có đại diện lãnh đạo một số ban Đảng của Tỉnh ủy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Huyện ủy A Lưới và các phòng, ban chuyên môn huyện A Lưới.

Sinh viên ra trường làm việc trái ngành Muôn vàn lý do
Sinh viên ra trường làm việc trái ngành: Muôn vàn lý do

Học một ngành, làm một ngành là thực tế không xa lạ với nhiều sinh viên (SV) sau khi tốt nghiệp. Thực trạng trên đặt ra câu hỏi: “Lãng phí 4-5 năm học đại học (ĐH), có phải do lỗi từ công tác hướng nghiệp?”.