Chủ Nhật, 12/01/2014 06:02

Mỹ cam kết viện trợ 410 triệu USD giúp Nam Phi chống AIDS

Tin từ Reuters cho biết, Hoa Kỳ ngày hôm qua (11/7) cam kết sẽ viện trợ 410 triệu USD để giúp chấm dứt đại dịch AIDS ở Nam Phi, đất nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi căn bệnh này.

Nam Phi là quốc gia có nhiều người nhiễm HIV nhất thế giới. Ảnh: AP

Nam Phi là quốc gia có số người sống chung với HIV cao nhất thế giới, ở mức khoảng 6,8 triệu người, và 410 triệu USD viện trợ nói trên sẽ giúp mở rộng chương trình kháng virus của nước này, cho phép điều trị cho hơn 3 triệu bệnh nhân.

Số liệu từ Chương trình Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cho thấy, quốc gia này đã phải ghi nhận 180.000 trường hợp tử vong liên quan đến AIDS trong năm 2015. Tỷ lệ nhiễm HIV ở người lớn tại Nam Phi lên đến 19% - là một trong những nơi cao nhất trên thế giới.

Các nguồn quỹ này được quyên góp thông qua Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR) – chương trình hỗ trợ cho các dự án ở Nam Phi nhằm khuyến khích nam giới cắt bao quy đầu và cố gắng để giảm lây nhiễm HIV mới ở trẻ em gái và phụ nữ trẻ.

Cũng theo tin từ Reuters, đại biểu từ các nước sẽ thảo luận về các mục tiêu đầy tham vọng mà UNAIDS đề xuất trước đó, nhằm chấm dứt đại dịch AIDS như một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu vào năm 2030 tại Hội nghị AIDS quốc tế, được tổ chức tại thành phố ven biển Durban của Nam Phi vào tuần tới.

Bộ trưởng Y tế Nam Phi Aaron Motsoaledi cho biết, trong khi chính phủ dự kiến ​​sẽ chịu một phần trách nhiệm lớn hơn trong gánh nặng tài chính của việc điều trị và phòng ngừa HIV, quốc gia này vẫn phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế.

"Chúng tôi không thể nói được điều đó vì còn rất nhiều công việc thực tế cần phải được tiến hành", Bộ trưởng Motsoaledi nhấn mạnh.

Trong tháng 5/2016, Bộ trưởng Motsoaledi cho biết, Nam Phi đã ghi nhận đến một nửa trong số 5.000 ca nhiễm HIV mới ở phụ nữ trẻ chỉ trong vòng một tuần, ở 14 tỉnh thành phía Nam và phía Đông đất nước.

Pretoria đã thành lập một công ty dược phẩm mới thuộc nhà nước vào năm ngoái nhằm giúp cắt giảm chi phí điều trị HIV. Trong tháng 12/2014, Nam Phi đã chọn 4 công ty dược phẩm, bao gồm cả công ty Cipla của Ấn Độ và công ty địa phương Aspen Pharmacare, để thực hiện và cung cấp việc chống retroviral - các loại virus có vật chất di truyền là RNA, cho các bệnh viện công.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & Usnews)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Phi ấn tượng với thành tựu của Việt Nam
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Phi ấn tượng với thành tựu của Việt Nam

Trong không khí rộn ràng đón chào mùa Xuân mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phấn khởi, tự hào kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2023), phóng viên TTXVN tại Pretoria đã có cuộc trò chuyện với ông Solly Mapaila, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Phi (SACP), về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như mối quan hệ gắn bó giữa hai Đảng.

Nam Phi có thể sẽ sớm đối mặt với đợt dịch COVID-19 thứ năm
Nam Phi có thể sẽ sớm đối mặt với đợt dịch COVID-19 thứ năm

Thông tin mới trên trang CNA dẫn lời các quan chức y tế và các nhà khoa học cho biết, Nam Phi có thể bước vào đợt dịch COVID-19 thứ năm sớm hơn dự kiến, khi số ca nhiễm tại nước này tiếp tục gia tăng trong 14 ngày qua do sự lây lan nhanh của các biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron.

Nguy cơ làn sóng dịch COVID-19 thứ 5 tại Nam Phi do biến thể Deltacron
Nguy cơ làn sóng dịch COVID-19 thứ 5 tại Nam Phi do biến thể Deltacron

Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, Tiến sĩ Ridhwaan Suliman thuộc Hội đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ (CSIR) của Nam Phi nhận định một biến thể mới với tên gọi Deltacron (sự kết hợp giữa biến thể Delta và Omicron) đã xuất hiện tại Nam Phi và có thể sẽ gây ra làn sóng dịch COVID-19 thứ 5 vào cuối tháng Tư hoặc tháng Năm tới ở nước này.