Chủ Nhật, 17/04/2016 15:04

Mỹ dẫn đầu bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF

Nền kinh tế Mỹ đứng đầu trong cuộc khảo sát về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009, theo tờ CNA ngày 17/10.

Khả năng cạnh tranh của Singapore xếp thứ 3 trên thế giớiCông bố xếp hạng các trường đại học sáng tạo nhất thế giới năm 2018Vật liệu xây dựng dẫn đầu bảng xếp hạng tăng trưởng PMI ngành của châu ÁChỉ số PMI Việt Nam tiếp tục dẫn đầu khu vực ASEAN

Thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Reuters

Singapore đứng ở vị trí thứ 2, tiếp sau đó là Đức (vị trí thứ 3), Thụy Sĩ (vị trí thứ 4), và Nhật Bản (vị trí thứ 5).

WEF cho biết, họ đã sử dụng phương pháp thực hiện đánh giá mới cho Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu năm nay, để phản ánh những thay đổi trong một thế giới ngày càng chuyển đổi nhờ các công nghệ kỹ thuật số mới.

Báo cáo năm nay xếp hạng 140 nền kinh tế theo 98 chỉ số, được tổ chức thành 12 trụ cột, bao gồm thể chế, cơ sở hạ tầng, sự ổn định kinh tế vĩ mô, năng động trong kinh doanh và khả năng đổi mới...

Nhìn chung, Mỹ đạt mức trung bình 85,6 điểm, trên thang điểm từ 0-100. Trong khi đó, Thụy Sĩ đứng ở vị trí thứ 4, với số điểm 82,6, sau 9 năm đứng đầu bảng xếp hạng của WEF.

Trung bình, các quốc gia trên thế giới ghi được 60 điểm trên bảng xếp hạng, WEF nói thêm.

Người sáng lập WEF, ông Klaus Schwab nhận định, sự hiểu biết và cởi mở với các công nghệ thúc đẩy "cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" là rất quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của một quốc gia.

Theo báo cáo, Việt Nam xếp thứ 77 trong số 140 nền kinh tế được xếp hạng, với 58,1 điểm, giảm 3 bậc so với bảng xếp hạng hồi năm ngoái.

Thanh Ngân (Lược dịch từ CNA & AFP)

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.