Chủ Nhật, 05/07/2015 14:13

Năm 2018, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,5 tỷ USD

Năm 2018, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,5 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2017; tổng sản lượng thủy sản đạt 7 triệu tấn, giảm 3,8% so với năm 2017.

Giá trị xuất khẩu nông lâm sản đạt kỷ lục mới trên 36 tỷ USDXuất khẩu thủy sản tăng trưởng bất ngờPhấn đấu đến 2020, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8-9 tỷ USD

Ngành thủy sản cũng đưa ra mục tiêu sản lượng tôm nước lợ phấn đấu đạt 720.000 tấn, tăng 13,1%, sản lượng cá tra đạt 1,3 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2017...

Chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Xuất nhập khẩu Minh Cường, xã Tắc Vân, thành phố Cà Mau. Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Theo ông Nguyễn Ngọc Oai, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản, để đạt được mục tiêu trên, ngành thủy sản đã đưa ra nhiều giải pháp. Cụ thể, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, khí hậu và kịp thời thông báo, hướng dẫn người dân về các giải pháp kỹ thuật, tổ chức sản xuất. Duy trì ổn định diện tích và sản lượng tôm sú, phát huy lợi thế nuôi tôm sú tại các vùng sinh thái đặc trưng tôm - rừng ngập mặn, tôm - lúa nhằm giữ lợi thế cạnh tranh và thị trường xuất khẩu tôm sú trên thế giới. Đồng thời, phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở các vùng có lợi thế.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh tổ chức sản xuất liên kết ngang và dọc theo chuỗi giá trị (xây dựng đề án liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ các đối tượng chủ lực). Triển khai các mô hình chứng nhận VietGAP gắn với nông thôn mới, nuôi thủy đặc sản có tính đặc trưng vùng miền, tổ chức lại sản xuất theo hình thức liên kết trong sản xuất, kinh doanh thủy sản nhằm cung cấp sản phẩm an toàn cho thị trường.

Đồng thời, hướng dẫn ngư dân tổ chức khai thác theo tổ, đội để tăng thời gian bám biển, tiết kiệm chi phí di chuyển ngư trường. Xây dựng chuỗi liên kết từ khai thác, thu mua và cung cấp dịch vụ hậu cần ngay trên biển.

Ngoài ra, xây dựng quy trình đầy đủ về xác nhận và chứng nhận thủy sản khai thác trước khi xuất khẩu. Hướng dẫn thực hiện một số nhiệm vụ về quản lý khai thác thủy sản cho ban quản lý cảng cá như: xác nhận truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác, thu nhận nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản; kết nối thông tin trong hệ thống các cảng cá, kiểm tra tàu cá tại cảng cá...

Đặc biệt, ngành thủy sản tiếp tục phối hợp với các địa phương ven biển triển khai mạnh mẽ các giải pháp khắc phục thẻ vàng và tiến tới lấy lại thẻ xanh từ EU. Đẩy mạnh tuyên truyền cho doanh nghiệp, ngư dân hiểu và thực hiện đánh bắt có trách nhiệm...

Năm 2017, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8,3 tỷ USD, tăng 17,8% so với năm 2016 và tăng 16,9% so với kế hoạch. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 212.360 tỷ đồng, tăng khoảng 6,2% so với năm 2016. Tổng sản lượng thủy sản đạt 7,1 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2016; trong đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt 3,3 triệu tấn, nuôi trồng đạt 3,75 triệu tấn...

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngư dân Phú Thuận ra quân đánh bắt thủy sản
Ngư dân Phú Thuận ra quân đánh bắt thủy sản

Ngày 6/2, UBND xã Phú Thuận (Phú Vang) tổ chức ra quân đánh bắt thủy sản năm 2023. Sau lễ ra quân, hàng chục tàu đánh bắt xa bờ xuất quân ra khơi, khởi đầu cho một mùa sản xuất mới.

Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập
Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập

Đại dịch COVID-19 với diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã làm cho thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề. Hàng triệu lao động bị giảm giờ làm, giảm thu nhập, tạm dừng việc, mất việc làm, thất nghiệp; gần hai triệu lao động rời khỏi thị trường lao động; nhiều lao động di cư trở về quê, khiến quan hệ cung-cầu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực; tình trạng khan hiếm lao động cục bộ ở một số ngành, lĩnh vực, địa bàn còn tồn tại.