Chủ Nhật, 24/06/2018 11:19

Năm 2021, ngành giao thông phấn đấu giải ngân 46.005 tỷ đồng vốn đầu tư công

Năm 2020, Bộ GTVT được giao giải ngân khoảng 39.826 tỷ đồng, trong đó, riêng nguồn vốn ODA được giao là 6.131 tỷ đồng để giải ngân cho 47 dự án sử dụng vốn vay nước ngoài.

Nên giao cho công an đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xeTriển khai nhiệm vụ bảo đảm TTATGT quý IV/2020Giao thông nhiều nơi còn ngập, ách tắcNêu cao tinh thần cảnh giác, đảm bảo an toàn cho người dânAn toàn công trình giao thông trước cơn bão số 5

Giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Thực hiện nhiệm vụ ngành GTVT, nhất là vấn đề đang được quan tâm về giải ngân vốn đầu tư công, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết, đến hết năm 2020, Bộ GTVT đã hoàn thành 100% kế hoạch năm và là một trong số bộ, ngành đạt mức giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước. Trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động đến mọi lĩnh vực, kèm theo đó là ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, lũ lụt, Bộ GTVT xác định việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp hữu hiệu để kích cầu nền kinh tế.

Cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi chuẩn bị thông xe.

Đóng góp vào thành công trong công tác giải ngân của Bộ GTVT năm 2020, nhiều chủ đầu tư, ban quản lý dự án đạt kết quả giải ngân cao, vượt mức kế hoạch đã đăng ký đầu năm như: Ban Quản lý dự án Thăng Long, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Sở GTVT Đồng Tháp, Ban Quản lý dự án Hàng hải, Ban Quản lý dự án Đường sắt...

Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, trong tổng số giải ngân kế hoạch năm 2020, phần hoàn ứng trước kế hoạch và tạm ứng các hợp đồng chiếm tỷ trọng khá lớn của ngành giao thông. Bên cạnh đó, còn có một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án triển khai dự án, giải ngân kế hoạch chậm, chưa đáp ứng yêu cầu như các Sở GTVT Kon Tum, Lâm Đồng, Hưng Yên, Hà Nam...

Năm 2021, Bộ GTVT đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch đầu tư công, dự kiến giải ngân 46.005 tỷ đồng. Để đảm bảo kế hoạch giải ngân này, Bộ GTVT đã yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án triển khai ngay từ tháng đầu, quý đầu năm 2021; rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từng dự án để thúc tiến độ giải ngân, nhất là với các dự án trọng điểm, các dự án sử dụng vốn ODA; đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với các địa phương có dự án đi qua để tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Đồng thời, gắn trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, nếu kết quả giải ngân không đạt yêu cầu sẽ không xét thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ...

Gỡ thể chế để bứt phá hạ tầng

Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, năm 2021, ngành GTVT sẽ triển khai hàng loạt dự án, công trình giao thông trọng điểm, trong đó đặc biệt là cao tốc Bắc - Nam, cảng hàng không Quốc tế Long Thành, dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên, dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, các dự án đường bộ, đường sắt cấp bách...

Ngoài ra, Bộ GTVT sẽ giải quyết dứt điểm các khoản nợ thuộc nghĩa vụ ngân sách bao gồm: Hoàn ứng trước kế hoạch, trả nợ đọng xây dựng cơ bản và nợ khối lượng hoàn thành các dự án triển khai giai đoạn trước, trả nợ tới hạn các dự án BT, nợ địa phương, doanh nghiệp ứng vốn thực hiện dự án trước năm 2016.

Ngành GTVT cũng sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị đang triển khai tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; triển khai các dự án cảng hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1, nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 2, luồng cho tàu tải trọng lớn vào sông Hậu giai đoạn 2...

Để tiến độ và chất lượng các dự án đảm bảo tốt nhất, Bộ GTVT đã yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết và xác định đường găng của dự án. Ngay những ngày đầu của năm 2021, lãnh đạo Bộ và các Cục, Tổng cục sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình, xử lý kịp thời những tồn tại phát sinh...

Thứ trưởng Lê Anh Tuấn khẳng định, xác định, để có thể bứt phá trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là với các dự án cao tốc, ngoài các nguồn vốn từ ngân sách, ODA, không thể không thu hút vốn PPP. Để hút vốn PPP cần tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế chính sách trong việc thu hút vốn, mà trước hết là tháo gỡ vướng mắc của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 bằng các văn bản, nghị định hướng dẫn.

Thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tiếp thu những ý kiến phản hồi của người dân, doanh nghiệp và từ thực tiễn triển khai các dự án BOT, tích cực phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để tháo gỡ vướng mắc về thể chế để thực sự tạo đột phá thu hút vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.

Trong 10 năm tới, Bộ GTVT đặt mục tiêu phát triển thêm 3.000 km đường bộ cao tốc để đến năm 2030, nước ta có được 5.000 km đường cao tốc; đồng thời, đưa vào khai thác cảng hàng không Quốc tế Long Thành, trở thành cảng trung chuyển của khu vực và quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo Báo Tin tức

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công
Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công

Ngay trong những ngày cuối năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị về việc thực hiện đầu tư công năm 2023. Đây là quyết tâm lớn của Thừa Thiên Huế trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngay từ đầu năm.