Thứ Sáu, 04/03/2016 06:15

Nam Đông chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất

Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, ông Trần Quốc Phụng thông tin, để ứng phó với mưa lớn cục bộ, lũ quét và sạt lở đất ở các khu vực xung yếu vùng núi, vùng có địa hình dốc, thảm thực vật yếu, địa phương đã chủ động nhiều phương án tối ưu với phương châm “4 tại chỗ”.

Đề phòng lũ quét, mưa lớn trên diện rộngĐề phòng lũ quét và sạt lở đấtKỹ năng phòng tránh lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt

Đơn vị thi công đang khẩn trương gia cố bờ suối ở xã Hương Giang

Sẵn sàng di dân vùng sạt lở

Thị trấn Khe Tre có địa hình đồi núi, nhiều nhà dân ở sát khe suối; trên địa bàn có các công trình xây dựng lớn, mỗi mùa mưa lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sạt lở, đất đá tràn vào nhà.

Ông Nguyễn Anh, Chủ tịch UBND thị trấn Khe Tre cho biết, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiến cứu nạn (PCTT- TKCN) địa phương sau khi được kiện toàn, phân công trách nhiệm sẽ kiểm tra, rà soát các công trình xây dựng trên địa bàn như: đường La Sơn - Nam Đông, đường La Sơn - Túy Loan để kiến nghị với huyện và đơn vị thi công kịp thời điều chỉnh, xử lý, khắc phục khi sự cố xảy ra. Đồng thời, xây dựng 3 tình huống bất lợi để ứng phó phù hợp với điều kiện thực tế, chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai.   

Các địa phương khác, như xã Hương Hữu, Hương Sơn, Thượng Long… đều hoàn thiện kịch bản phương án PCTT-TKCN từ giữa năm 2018 với phương châm “Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả”. Mỗi nơi đều xây dựng kịch bản tình huống xấu nhất có thể xảy ra để có hướng xử lý kịp thời, phù hợp với địa hình đặc thù của từng xã; diễn tập về các phương án cứu hộ, cứu nạn để ứng phó kịp thời. Khi có thiên tai, kịp thời huy động lực lượng, vật tư, kinh phí nhanh chóng khắc phục thiệt hại giúp Nhân dân ổn định sản xuất, đời sống trong thời gian sớm nhất. Ngoài lực lượng của huyện, cấp xã sẽ thành lập lực lượng xung kích với gần 1.900 người/11 xã, thị trấn, gồm đội xung kích 10 người của xã là dân quân, công an, các đoàn thể, cấp thôn- bản cũng có hơn 10 người thường trực, sẵn sàng ứng cứu khi có thiên tai.

Theo kế hoạch, năm 2018 huyện Nam Đông dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ phòng chống thiên tai, gồm: 33 tấn gạo, 500 thùng mì tôm, 5.500lít xăng, 1.000lít dầu hỏa; đồng thời, hợp đồng với các đơn vị có chức năng dự trữ với phương án hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng thương mại tại thời điểm dự trữ tính trên giá vốn hàng dự trữ.  

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phạm Tấn Son, Ban chỉ huy PCTT- TKCN huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát lập danh sách và phương án cụ thể các hộ có nguy cơ ảnh hưởng khi có thiên tai xảy ra để sẵn sàng sơ tán, di dời. Xác định các địa điểm di dời đến là trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường học, trụ sở các cơ quan và các nhà kiên cố ở trong khu vực; cương quyết thực hiện sơ tán, di dời và có thể cưỡng chế khi cấp thiết. Đến nay, đã lập danh sách 858hộ/3.564 khẩu có nguy cơ bị ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất, nhà ở không đảm bảo, vùng ven sông suối, thấp trũng, các hộ ở gần tuyến cao tốc La Sơn-Túy Loan; 1.767hộ/7164 khẩu có nguy cơ ảnh hưởng khi có bão để sẵn sàng sơ tán.

Chủ động “4 tại chỗ”

Ông Trần Quốc Phụng, Chủ tịch UBND huyện cho biết, trong mùa mưa bão năm 2018, các phương án phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” đã được Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện quán triệt cụ thể đến các xã, thị trấn nhằm giảm thiệt hại về người, tài sản. “Chúng tôi đã làm việc với các chủ đầu tư và đơn vị thi công các tuyến đường trên địa bàn huyện thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình, không gây ảnh hưởng việc thoát lũ, hạn chế sạt lở đất, nước ngập, đảm bảo an toàn cho các hộ gia đình ở gần công trình đang thi công; bố trí trực thi công, chằng chống lán trại, di dời công nhân ở những nơi nguy hiểm khi có lụt, bão xảy ra”- ông Trần Quốc Phụng nói.

Cùng với việc tuyên truyền, UBND huyện chỉ đạo các địa phương cắm biển báo hiệu, chốt trực các khu vực nguy hiểm không cho người qua lại ở các ngầm, khe suối, các tuyến đường đang thi công có khả năng sạt lở đất, ngập úng khi đang có mưa lũ; nghiêm cấm người dân bắt cá, vớt củi trên sông, suối khi đang lũ.

Bài, ảnh: Thái Bình

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Tài chính cá nhân vững vàng - Bước đi đầu cho một Việt Nam già hóa chủ động
Tài chính cá nhân vững vàng - Bước đi đầu cho một Việt Nam già hóa chủ động

Trước bối cảnh già hóa dân số không ngừng tăng nhanh tại Việt Nam, ngày càng có nhiều người trẻ lựa chọn nghỉ hưu sớm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt, đặc biệt là khía cạnh tài chính và đảm bảo an ninh thu nhập để có được tuổi già độc lập như mong đợi.

Bơm tiêu đón nước phòng ngập lúa đông xuân
Bơm tiêu đón nước phòng ngập lúa đông xuân

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh đã triển khai bơm tiêu đón nước và mở các cống lớn để giảm mực nước trên các sông bảo vệ lúa đông xuân.

Xây nhà ứng phó thiên tai cho cộng đồng
Xây nhà ứng phó thiên tai cho cộng đồng

Nhiều hạng mục công trình thuộc dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - dự án thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA) đã triển khai thi công hoàn thiện ở các địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả, bền vững cho sự phát triển các đô thị và hỗ trợ năng lực cho cộng đồng chống chịu với biến đổi khí hậu.