Thứ Năm, 28/02/2019 16:10

Năm học mới thích ứng trong tình hình dịch bệnh

Ngày 31/8, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2021-2022. Ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Lên phương án sẵn sàng năm học mớiNâng cao chất lượng giáo viên, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mớiChất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn phải tương xứng với vùng đất hiếu học

Một năm học đầy khó khăn khi vừa đảm bảo chất lượng dạy học, vừa phòng chống dịch hiệu quả 

Năm học 2020 - 2021, ngành giáo dục chủ động và linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức dạy học; triển khai nhiều giải pháp để khắc phục hậu quả bão lũ, hoàn thành mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, bảo đảm an toàn cho học sinh và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Thừa Thiên Huế có 78 học sinh tham gia dự thi kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, kết quả đạt 61 giải. Em Hồ Ngọc Vĩnh Phát, học sinh lớp 12 chuyên Tin Trường THPT Quốc Học, đạt Huy chương Bạc Olympic Tin học Châu Á Thái Bình Dương, Huy chương Bạc Olympic tin học Quốc tế năm 2021.

Công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được thực hiện theo đúng quy chế, quy định, đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT (không kể thí sinh tự do) là hơn 97% (12.433/12.815).

Tại hội nghị, nhiều khó khăn, bất cập đã được các địa phương  đề cập. Đó là tình trạng thiếu giáo viên mầm non, thừa thiếu cục bộ giáo viên phổ thông vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Một bộ phận giáo viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục; chưa sử dụng thành thạo dạy trực tuyến để quản lý lớp học. Thiếu máy vi tính, trang thiết bị ở các trường học để phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chất lượng giáo dục có tăng nhưng chưa đồng đều giữa các cấp học, bậc học, giữa các vùng miền. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp còn thấp. Hệ thống giáo dục ngoài công lập phát triển chậm, nhất là chủ động kêu gọi các cá nhân, tổ chức thành lập trường ngoài công lập.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình ghi nhận và đánh giá cao sự chủ động, nỗ lực của ngành giáo dục và những kết quả đã đạt được trong năm học vừa qua. Đồng thời, đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần chủ động, quan tâm phát triển GD&ĐT tại địa phương với những nhiệm vụ, giải pháp hết sức cụ thể. Từ đó nghiên cứu nguồn lực, chính sách hỗ trợ phát triển cho lĩnh vực GD&ĐT của tình nhà. Ngành giáo dục phải nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục với quan điểm “Phải có thầy giỏi thì mới có trò giỏi”. Từng bước nâng cao vị thế của giáo dục tỉnh nhà, trở thành trung tâm GD&ĐT đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Bên cạnh đó, Sở GD & ĐT phối với chính quyền địa phương tiến hành rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GD&ĐT. Từ đó đưa ra kế hoạch phát triển, đảm bảo bức tranh tổng thể trong việc đáp ứng cơ sở dạy và học cho các em học sinh vùng sâu vùng xa cũng như ở các khu đô thị mới hiện nay.

Lưu ý đến công tác phòng, chống dịch trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, năm học tới còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nên ngành Giáo dục cần chủ động, linh hoạt trong công tác dạy và học; đồng thời thường xuyên nắm bắt tình hình thực tiễn để có các giải pháp phù hợp, đảm bảo hiệu quả công tác dạy và học gắn với an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

Tin, ảnh: Huế Thu

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường
Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường

Lớp cấp phối vữa tô tường là quá trình “dung hòa” hợp lý tỷ lệ cát, xi măng, nước, phụ gia (nếu có), tạo nên ngoại quan ngôi nhà. Để có một lớp vữa chất lượng, người thợ xây phải nắm được những kiến thức cơ bản trong quá trình xây tô.

Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022
Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn giáo viên, thì cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục,... Đây là bài toán “đau đầu” với nhiều địa phương.

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.