Thứ Bảy, 16/04/2016 18:29

Nam Xuân – dòng thuyền du lịch cao cấp “góp mặt” trên sông Hương

Đây là một trong những dòng thuyền cao cấp 12 chỗ mới ra mắt vào tháng 9, với chiều dài 17m, rộng 4,6m, được thiết kế theo phong cách kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, ưu tiên tạo các không gian tiện nghi cho du khách nhưng vẫn khơi gợi những đường nét kiến trúc truyền thống của mảnh đất Cố đô.

Nam Xuân - dòng thuyền du lịch cao cấp đã đi vào phục vụ du khách trên dòng Hương

Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp quyến rũ, thanh tao của thuyền Hoàng gia triều Nguyễn, Nam Xuân có hình thức mái nghiêng truyền thống với đỉnh mái gỗ vuốt cong mềm mại tạo sự thanh thoát, khoang khách sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ sến, mây tre đan tạo sự thân thiện với du khách nhưng cũng đảm bảo tiện nghi an toàn với hệ thống điều hòa, âm thanh ánh sáng hiện đại, hệ thống phao cứu sinh đạt chuẩn... Đặc biệt, với giải pháp kỹ thuật giảm thiểu tiếng ồn, du khách được trải nghiệm ca Huế trong không gian hoàn toàn tĩnh lặng.

Dịch vụ ẩm thực là một điểm nhấn, trên du thuyền thực khách các món ăn đa dạng như các món Âu – Á, thuần Việt với các món ăn không thể thiếu từ tinh hoa ẩm thực Cố đô. Các món ăn mang phong vị xứ Huế là cốt lõi để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức ẩm thực của đa số khách du lịch cả trong và ngoài nước.

“Trên cơ sở chính sách thu hút đầu tư của UBND tỉnh, chúng tôi dày công nghiên cứu thị trường, sản phẩm và đầu tư thời gian công sức thiết kế các mẫu thuyền phù hợp với du lịch huế, góp phần thu hút khách đến thăm và lưu trú. Không chỉ đầu tư thiết kế, thi công thuyền, chúng tôi còn đầu tư tổ chức thực hiện các dịch vụ khác như ẩm thực, thưởng thức các chương trình nghệ thuật, tổ chức không gian phục vụ và nghiệp vụ người phục vụ tốt nhất nhu cầu củ du khách”, ông Đầu Khắc Thành, Phó Giám đốc Công ty TNHH đầu tư hạ tầng và du lịch Đông Á chia sẻ.

Những hình ảnh du thuyền Nam Xuân trên sông Hương:

Hệ thống thiết bị trên du thuyền Nam Xuân rất hiện đại...

Hình thức mái thuyền nghiêng truyền thống, bên trong được than hóa, đồng thời có hệ thống điều hòa, đèn dự phòng phục vụ du khách

Mái ngói được làm từ vật liệu mới

Hệ thống cửa và sàn được làm bằng vật liệu tự nhiên, thân thiện

Vỏ  được làm bằng sắt 

Trên du thuyền trang bị những thiết bị cứu hộ cứu nạn đúng chuẩn

Du khách được trò chuyện trong không gian hiện đại...

...và thưởng thức các tiết mục nghệ thuật đặc sắc

Ngoài ra, du khách được thưởng thức ẩm thực độc đáo được chế biến ngay trên du thuyền

Hy vọng rằng, du thuyền Nam Xuân sẽ mang đến nét tươi mới trên sông Hương, góp phần thu hút du khách đến với Huế

Lê Thọ (Thực hiện)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023
Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023

Sáng 21/2, ông Trần Anh Long, Phó Giám đốc Công ty TNHH TM Xây dựng Trung Chính - đơn vị liên danh thi công dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương (giai đoạn 1) thông tin, tất cả hạng mục hạ bộ dưới nước của công trình cầu vượt sông Hương sẽ cố gắng hoàn tất vào cuối năm 2023.

Đêm thơ tôn vinh dòng Hương
Đêm thơ tôn vinh dòng Hương

Tối 5/2 (nhằm ngày 15 tháng Giêng), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức đêm thơ với chủ đề “Hương Giang - dòng sông di sản”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Thơ Huế 2023. Đến dự chương trình có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Nghĩ về danh xưng Huế của tôi
Nghĩ về danh xưng Huế của tôi

Vào cuối tháng 12 âm lịch năm Ất Hợi (1635), khi ấy dương lịch đã qua năm 1636, chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chính thức phát lệnh cho dời công phủ từ làng Phước Yên, bên dòng Bồ giang (huyện Quảng Điền) chuyển vào làng Kim Long (huyện Hương Trà), khởi đầu một thời kỳ mới.

Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…
Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…

Đúng ba mươi năm trước (năm 1993) khi vận động cho Huế được là di sản văn hóa thế giới, trên poster với hình ảnh điện Thái Hòa chụp qua ô cửa hình chiếc khánh, UNESO đã để một slogan rất lạ bằng ba thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp: Huế luôn luôn mới!

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương Rút ngắn thời gian thoát lũ
Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương: Rút ngắn thời gian thoát lũ

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương thông qua kênh dẫn ở hạ nguồn nhằm rút ngắn thời gian thoát lũ, giảm thời gian ngập. Trong quá trình nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị tư vấn sẽ phải tính toán, đánh giá các giải pháp, phương án, mô phỏng các kịch bản về ngập lụt cho khu vực.