Thứ Tư, 28/10/2015 15:57

Nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp

Đó là chủ đề của Hội thảo chuyên đề do Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức ngày 28/4, thu hút sự tham dự của đại diện lãnh đạo hơn 100 doanh nghiệp trên địa bàn.

Lãnh đạo tỉnh đối thoại với công nhân lao động: Nhiều vấn đề được chia sẻ, đề nghị và tháo gỡThị trường xuất khẩu lao động đa dạng và rộng mởĐối thoại với người lao động khu công nghiệpLao động phổ thông dễ kiếm việc làmĐừng chỉ trách người lao động

Diễn giả Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ giải pháp nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp tại hội thảo

Diễn giả của chương trình là Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng - Giám đốc điều hành hệ thống Trường Quốc tế Pathway Tuệ Đức, Viện trưởng Viện Quản trị Tri thức KMI, giảng viên của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, người có hơn 22 năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty quốc tế công nghệ cao, từng quản lý các hệ thống ISO 9001, ISO 14000, ISO 18000 và ISO 27000, R2, CTPAT, EICC.

 Tại hội thảo, TS Nguyễn Thanh Tùng đã cung cấp các kiến thức, nguyên nhân làm giảm hiệu suất lao động; những phương pháp, giải pháp để cải thiện năng suất lao động thông qua: Quản trị hệ thống, quản trị theo giá trị công việc VSM, quản trị theo chuẩn hóa... nhằm giúp các doanh nghiệp có thêm những kiến thức, kỹ năng, tư duy và nhận thức cốt lõi về quản trị nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong môi trường kinh doanh hiện đại, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

                                                                                                                                          Tin, ảnh: Liên Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

50 năm Hiệp định Paris Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam
50 năm Hiệp định Paris: Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam

Sáng 16/1, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Quốc phòng đồng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Làm sao để mỗi người nghĩ đến Huế là nghĩ đến xứ sở áo dài
Làm sao để mỗi người nghĩ đến Huế là nghĩ đến xứ sở áo dài

Đó là mong muốn của ông Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao khi nói về vấn đề phục hưng áo dài tại hội thảo khoa học “Phát huy giá trị áo dài thời Nguyễn trong đời sống đương đại, xây dựng Huế trở thành kinh đô áo dài Việt Nam” diễn ra chiều 22/12.

Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế
Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên tham gia đấu giá cổ vật ở nước ngoài, có cả thất bại và thành công. Có thể thấy thủ tục, quy định khi mua cổ vật phải trải qua rất nhiều công đoạn như thành lập hội đồng xét duyệt, thẩm định giá trị, niên đại, lai lịch của hiện vật, đàm phán về mức giá… tạo ra sự chậm trễ, khó khăn trong quá trình đấu giá để đưa các cổ vật có giá trị về nước.