Chủ Nhật, 10/11/2019 12:16

Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số năm 2022

Nội dung này được UBND TP. Huế phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh tổ chức sáng 10/5 với sự tham gia của gần 200 CBCNV các phòng ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp và UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố.

Chuyển đổi số: Không thể không làm, ngoài cuộcChuyển đổi số phải có trọng tâm, trọng điểmHỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản

TP. Huế đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống chính quyền điện tử và sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số

Là đô thị trung tâm nên công tác chuyển đổi số luôn được TP. Huế đặt lên hàng đầu nhằm thực hiện đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn thành phố. Theo đó, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động. Trong đó, 100% hoạt động quản lý nhà nước các cơ quan từ cấp thành phố đến cấp phường sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số; 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 trên môi trường mạng; 100% người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh được xác thực định danh điện tử thông suốt hợp nhất từ hệ thống Trung ương… 

Đến năm 2030, phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, trong đó 90% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 25%; 
phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số và phổ cập dịch vụ mạng internet băng rộng cáp quang… Thành phố xây dựng và nâng cao năng lực kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn; định hướng và xác định được lộ trình cũng như chiến lược chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố.

Tại buổi tập huấn, các đại biểu được nắm bắt các kiến thức cơ bản liên quan đến công tác chuyển đổi số nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; xây dựng và nâng cao năng lực kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn; định hướng và xác định được lộ trình cũng như chiến lược chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị… Ngoài ra, sau buổi tập huấn, các đối tượng công chức, viên chức phải phối hợp với các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, các đơn vị liên quan trong việc xây dựng và triển khai tập huấn về chuyển đổi số cho các đơn vị liên quan dưới phương thức đa dạng hóa các hình thức tập huấn trực tiếp và trực tuyến.

Tin, ảnh: Thanh Hương 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Nâng cao chất lượng xét xử của ngành tòa án
Nâng cao chất lượng xét xử của ngành tòa án

Năm 2022, Tòa án Nhân dân (TAND) hai cấp trong tỉnh thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án, đúng lộ trình cải cách tư pháp. Các vụ án được đưa ra xét xử kịp thời, bảo đảm đúng người, đúng pháp luật, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Khởi động dự án về liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam
Khởi động dự án về liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam

Là đại diện duy nhất tại Việt Nam tham gia đồng trưởng điều hành dự án “DIGI: ĐỔI” - Liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam, ngày 14/2, Trường ĐH Phú Xuân phối hợp cùng Trường ĐH Liverpool John Moores và Hội đồng Anh British Council (đơn vị tài trợ) tổ chức chương trình khởi động dự án, với sự tham gia của hơn 60 trường ĐH, cao đẳng và THPT trên toàn quốc.