Thứ Hai, 29/10/2018 16:58

Nâng cấp hạ tầng công trình nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

Từ đầu tháng 4/2021, các địa phương đã xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN), chuẩn bị tốt các phương án tại chỗ. Về lâu dài, Huế sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư, nâng cấp các công trình PCTT, ứng phó với những tác động của BĐKH.

Xung kích phòng chống thiên taiChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 4-9/4/2021Bàn giao xuồng cứu hộ, cứu nạn cho Ban Chỉ huy quân sự huyện Phong ĐiềnTừng bước xây dựng quốc gia có khả năng quản lý rủi ro thiên taiSẵn sàng phòng chống dịch COVID-19 trong mọi tình huốngXây dựng phương án phòng chống thiên tai sát với thực tếĐầu tư các công trình phòng chống thiên tai

Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Phương tại Hội nghị tổng kết công tác PCTT & TKCN năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 29/4.

Diễn biến phức tạp, thiệt hại nặng nề

Bão lũ năm 2020 gây nhiều thiệt hại ở Thừa Thiên Huế

Thứ trưởng Bộ Công thương - Cao Quốc Hưng cho biết, năm 2020, cả nước đã xảy ra 14 cơn bão, 2 ATNĐ trên Biển Đông, 256 đợt giông lốc, mưa đá trên 49 tỉnh, TP; trong đó có 9 đợt trên diện rộng tại 21 tỉnh, TP Bắc Bộ và Trung Bộ; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất, mưa lũ lớn lịch sử, 90 trận động đất, hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng làm 357 người chết và mất tích, 3.429 nhà sập, trôi, 333.084 nhà bị hư hại, di dời khẩn cấp… Tổng thiệt hại về kinh tế là gần 40.000 tỷ đồng.

Toàn ngành công thương đã chủ động, tích cực phối hợp tổ chức công tác ứng phó thiên tai đảm bảo an toàn cho người và công trình trọng điểm trong suốt mùa mưa lũ. Lực lượng PCTT&TKCN đã phát huy vai trò nòng cốt, ứng phó kịp thời; lực lượng xung kích ở các cơ sở từng bước được củng cố, đào tạo, tập huấn. Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai có nhiều tiến bộ, chất lượng dự báo được cải thiện; hệ thống trạm quan trắc khí tượng thủy văn tiếp tục được đầu tư.

Công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai được chú trọng; cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai được quan tâm đầu tư; công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng được đẩy mạnh, có nhiều cải tiến phù hợp với thực tế tại từng khu vực.

Dự báo trong năm 2021, khả năng xuất hiện khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông, trong đó khoảng 5-6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Theo kinh nghiệm theo dõi về thời tiết thì sau nắng nóng, hạn hán kéo dài, có thể sẽ xảy ra mưa lũ lớn. Các cấp, ngành, địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến, triển khai công tác PCTT&TKCN chủ động, kịp thời, hiệu quả với mục tiêu giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ tính mạng, ổn định đời sống cho người dân.

Năm 2020, thiên tai ở Thừa Thiên Huế diễn ra khốc liệt, không theo quy luật. Đặc biệt, từ tháng 9 đến giữa tháng 12, bão, lũ xảy ra liên tiếp, với quy mô rộng lớn, cường độ rất mạnh và gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tình trạng “bão chồng bão”, “lũ chồng lũ” chưa từng có trong nhiều năm qua đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sản xuất của hàng triệu người dân. Thiên tai, bão lũ đã gây ra nhiều sự cố trên tất cả các lĩnh vực.

Đối với ngành công thương, bão, lũ đã làm nghiêng, gãy đổ, hư hỏng hàng trăm cột điện hạ thế, gây mất điện diện rộng trên toàn tỉnh; đã làm sạt lở ở thủy điện Rào Trăng, Hương Điền, xuất lộ nước từ đường hầm dẫn nước thủy điện A Lưới...

Còn nhiều bất cập

Thứ trưởng Bộ Công thương - Cao Quốc Hưng đề nghị các đại biểu thảo luận các nội dung kinh nghiệm trong công tác triển khai thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác PCTT & TKCN, quản lý vận hành an toàn công trình thủy điện. Đánh giá các khó khăn, vướng mắc, tồn tại; đề xuất các giải khắc phục. 

Nâng cấp hạ tầng, xây dựng kè biển phòng chống thiên tai

Theo ông Cao Quốc Hưng, công tác PCTT & TKCN thời gian qua còn một số hạn chế cần tập trung khắc phục như thiệt hại còn lớn, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách còn bất cập; lực lượng PCTT tính chuyên nghiệp chưa cao, năng lực, chuyên môn còn hạn chế và thiếu công cụ hỗ trợ, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị phục vụ tham mưu chỉ đạo điều hành. Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai chưa theo kịp diễn biến bất thường của thiên tai, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội và khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, nhất là công trình PCTT còn yếu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Phương khẳng định, để chủ động phòng chống thiên tai, tỉnh lấy phương châm “4 tại chỗ” làm chủ đạo; thường xuyên rà soát, cập nhật các phương án PCTT&TKCN để có thể triển khai nhanh, nghiêm túc, chủ động, kịp thời, đồng bộ, sát với từng thời điểm và thực tế địa bàn.

Thừa Thiên Huế đã dành hàng trăm tỷ đồng đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình PCTT, hoàn thành đề án di dân ra khỏi các vùng có nguy cơ sạt lở. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ điều hành ứng phó thiên tai. Nhờ đó, thiệt hại do thiên tai gây ra được giảm thiểu đến mức tối đa.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện công tác PCTT & TKCN của tỉnh vẫn còn một số hạn chế và tồn tại mà lớn nhất là công tác dự báo, cảnh báo thiên tai chưa theo kịp diễn biến bất thường của thiên tai. Cơ sở hạ tầng, các công trình PCTT còn thiếu và còn yếu. Một số đơn vị chưa thực sự chủ động trong các khâu chuẩn bị, phòng ngừa, ứng phó với thiên tai...

Triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới, Bộ Công Thương đề nghị chuẩn bị các phương án, kịch bản và sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, dự trữ thiết yếu tại các đơn vị, các địa phương để ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai theo phương châm chỉ đạo “4 tại chỗ”. Lồng ghép nội dung PCTT vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành công thương, quy hoạch phát triển KT-XH và kết cấu hạ tầng của các địa phương.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.