Thứ Năm, 28/06/2018 17:34

Năng động, sáng tạo, sẵn sàng với "trạng thái mới"

Ngày 28/12, phát biểu thảo luận tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương nhằm đề ra nhiệm vụ, giải pháp hoàn thành các mục tiêu phát triển trong năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, bài học về sức mạnh kỷ luật, sự đồng thuận, chung sức đồng lòng trong thời điểm khó khăn nhất của đất nước là bài học quý báu trong quá trình phục hồi và phát triển đất nước sau đại dịch.

Nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất hiệu quảKéo dài hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2025Giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế 2021Những bài học kinh nghiệm điều hành chính sách kinh tế năm 2020Những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội XII có ý nghĩa cực kỳ quan trọngSở Thông tin và truyền thông cần dồn sức cho chuyển đổi sốTạo đột phá trong phát triển dịch vụ, du lịch, thương mạiGiới thiệu sáng tạo kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu thảo luận về kinh tế- xã hội tại hội nghị 

Bài học từ sự đồng thuận

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, để đạt được mục tiêu đề ra, ngoại trừ yếu tố kiểm soát tốt dịch bệnh, Chính phủ đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể, tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp kiểm soát lạm phát, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, khai thác dư địa của các động lực tăng trưởng từng ngành, địa phương.

Trong những thời điểm khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, Nhân dân Thừa Thiên Huế luôn nhận được sự chỉ đạo, hỗ trợ, động viên kịp thời của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, sự vào cuộc đầy trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của hệ thống chính trị, những tấm lòng nhân ái chia sẻ vật chất, tinh thần của bà con cả nước đã góp phần hạn chế, khắc phục hậu quả bão, lũ gây ra, làm vơi đi những mất mát, đau thương của người miền Trung gánh chịu trong bão lụt.

Với sự nỗ lực của toàn xã hội, trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2020 đạt 2,06%. Đây là mức tăng khá trong khu vực miền Trung nói chung và đứng thứ nhì trong 5 tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Bình quân tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 ước đạt 6,09%/năm. Mặc dù tăng trưởng GRDP thấp nhưng địa phương đã cơ bản thực hiện “mục tiêu kép”, vừa kiểm soát dịch, vừa duy trì được phát triển kinh tế, bảo đảm các yếu tố hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiện nay cả nước đã chuyển sang giai đoạn mới - phòng, chống dịch bệnh đồng thời với khôi phục, phát triển kinh tế là mục tiêu xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành. Với quan điểm không cực đoan nhưng không chủ quan, hệ thống chính trị, hệ thống y tế của tỉnh đang tập trung mọi nỗ lực và phương tiện sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh với tinh thần dịch bệnh có thể trở lại mọi lúc, mọi nơi.

Tập trung nguồn lực cho phát triển sản xuất

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đề xuất Chính phủ cần tập trung nguồn lực cho phát triển sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh

Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, năm 2021 là năm khởi động đầu nhiệm kỳ, cần tập trung nguồn lực cho đầu tư khôi phục và phát triển sản xuất, phát triển kinh tế gắn với phòng, chống dịch bệnh. Đòi hỏi các cấp, các ngành phải năng động, sáng tạo và sẵn sàng với "trạng thái mới" trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện để phấn đấu đạt hiệu quả cao nhất trong chỉ đạo, điều hành.

Thừa Thiên Huế kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương để hoàn thành di dời dân cư khu vực 1 Kinh thành Huế trước năm 2022; thông qua các chủ trương theo thẩm quyền để triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, trong đó tập trung cho mở rộng địa giới hành chính TP. Huế, ban hành “Cơ chế đặc thù cho đô thị Thừa Thiên Huế” nhằm thúc đẩy xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành phố trực thuộc Trung ương. Mong muốn Chính phủ, Quốc hội tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ, thiết thực cùng Thừa Thiên Huế bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô, văn hóa Huế - văn hóa Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ để có lộ trình chuyển đổi, hình thành chuỗi sản xuất tin cậy, đa dạng, chủ động, tạo nền tảng cho phát triển nền kinh tế, có năng lực phản ứng nhanh, linh hoạt, thích ứng với biến động của nền kinh tế. Đây là thời điểm cho Việt Nam tận dụng từ việc điều chỉnh, sắp xếp lại cục diện kinh tế, thương mại toàn cầu do dịch bệnh gây nên. Trước xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất nhằm tận dụng cơ hội, hạn chế rủi ro, đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành khẩn trương đánh giá chính sách thu hút đầu tư, hình thành chuỗi giá trị trong mối quan hệ kinh tế quốc phòng, kinh tế môi trường.

Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục có giải pháp, cơ chế thúc đẩy phát triển hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp đón đầu các cơ hội đầu tư, tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp phụ trợ đã có chủ trương tại Thừa Thiên Huế nhằm tạo điều kiện thu hút chuỗi sản xuất của các nước về Việt Nam, hướng tới mục tiêu xây dựng nền công nghiệp nước nhà bền vững, chủ động trong tương lai.

Đẩy mạnh chuyển đổi số

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thừa Thiên Huế 

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế, tập trung chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nhằm phát huy hiệu quả vận hành Chính phủ điện tử, góp phần quan trọng trong thực hiện cải cách hành chính, hiện thực hóa lộ trình giảm giấy tờ, giảm thời gian, giảm chi phí trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Chuyển đổi số trong hệ thống cơ quan nhà nước hành chính cần phải đi đầu - là điều kiện quan trọng thúc đẩy và phát huy hiệu quả sự đồng bộ chuyển đổi số các lĩnh vực kinh tế. Phát huy hiệu quả các giải pháp công nghệ thông tin được áp dụng trong phục vụ công tác điều hành, giám sát dịch bệnh trong thời gian qua để hoàn thiện về mặt giải pháp và cơ sở pháp lý nhằm duy trì, nhân rộng, phục vụ tiến trình “làm việc không giấy tờ, họp không tập trung, giải quyết thủ tục không gặp, thanh toán không dùng tiền mặt” và quan trọng tạo lập gắn với khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thái Bình (lược ghi)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM