Thứ Bảy, 21/04/2018 14:19

Nâng giá trị rừng sản xuất

Chủ tịch Hội Chủ rừng phát triển bền vững (FOSDA) tỉnh, ông Võ Văn Dự đánh giá, trồng rừng bền vững và hợp pháp giúp tăng giá trị cho cây keo, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường. Điều này không chỉ góp phần cải thiện thu nhập và chất lượng cuộc sống cho các hộ gia đình, mà còn đóng góp rất lớn vào mục tiêu giảm phát thải nhà kính, bảo vệ rừng tự nhiên vốn là môi trường sống của con người và động thực vật trong điều kiện biến đổi khí hậu, lũ lụt ngày càng khắc nghiệt.

Ngăn chặn nạn khai thác ồ ạt tràm tự nhiênGỗ rừng trồng xuất ngoại

Toàn tỉnh có 311.206 ha rừng; trong đó rừng tự nhiên 211.373 ha, rừng trồng 99.833 ha. Độ che phủ rừng toàn tỉnh đến nay khoảng 57,37%. Tiềm năng và lợi thế để sản xuất, kinh doanh rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng bền vững FSC là rất lớn.

Độ che phủ rừng của Thừa Thiên Huế đạt cao nhất so với cả nước

Thu lợi 250-300 triệu đồng/ha

Ông Hồ Đa Thê, Giám đốc Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững (HTXLNBV) Hòa Lộc (Phú Lộc) nhẩm tính, rừng trồng truyền thống với mục đích bán gỗ dăm, sau 4-5 năm thu hoạch có giá chỉ 80-120 triệu đồng/ha. Trong khi đó, RGL có chứng chỉ FSC sau hơn 7 năm trồng khai thác, đạt sản lượng bình quân từ 200-220 m3/ha, tỷ lệ gỗ vanh tăng từ 60-70%, có giá từ 250-300 triệu đồng/ha; có lô giá trị lên đến 380 triệu đồng/ha. Chu kỳ rừng trồng gỗ lớn có FSC chỉ dài hơn 2 năm, nhưng lợi nhuận lại cao hơn từ 150-200 triệu đồng/ha so với rừng gỗ nhỏ.

Sau hơn 2 năm thành lập HTXLNBV, ông Thê đã vận động thêm 30 thành viên tham gia trồng RGL với 351 ha, nâng chi hội lên 55 thành viên với tổng diện tích 540 ha được cấp chứng chỉ FSC. Nhờ đó góp phần tăng thu nhập cho người dân từ rừng trồng, ổn định an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Thành công và bài học kinh nghiệm về trồng rừng kinh tế của tỉnh phải kể đến Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp – WB3. Kết quả của dự án là tiền đề quan trọng hình thành các nhóm hộ quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; phát triển RGL, liên kết tiêu thụ sản phẩm có chứng chỉ FSC và thành lập các HTXLNBV.

Với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng trong tái cơ cấu lâm nghiệp, tỉnh ban hành kế hoạch, đầu tư phát triển rừng trồng gỗ lớn giai đoạn 2017-2020. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 9.000 ha rừng của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ dân đã được cấp và đang duy trì chứng chỉ rừng FSC.

Chủ tịch Hội Chủ rừng phát triển bền vững (FOSDA) tỉnh, ông Võ Văn Dự cho rằng, trong bối cảnh quản lý đất lâm nghiệp như hiện nay, con đường tích tụ ruộng đất thích hợp nhất để hình thành vùng nguyên liệu tập trung của từng chuỗi giá trị là hình thành các HTXLNBV, mà các xã viên là các lâm hộ có quy mô sản xuất với mức hạn điền nhỏ. Việc thành lập HTXLNBV ở các địa phương, tiến đến hình thành liên hiệp các HTXLNBV là hướng đi phù hợp trước yêu cầu mới.

Tuy nhiên đến nay, toàn tỉnh mới thành lập 19 HTXLNBV với 393 hộ thành viên, chỉ đạt 3% so với tổng số 13.097 hộ lâm dân trên toàn tỉnh, quản lý và sử dụng 13.904,39 ha rừng trồng sản xuất. Toàn tỉnh hiện nay mới có gần 3.000 ha rừng của các hộ lâm dân tham gia chứng chỉ rừng bền vững FSC.

Thúc đẩy “vai trò bà đỡ”

Ông Võ Văn Dự đánh giá, việc thành lập hệ thống HTXLNBV là hướng đi tất yếu trong phát triển kinh tế HTX, làm vai trò “bà đỡ” cho mô hình trồng rừng kinh tế. Tuy nhiên, qua quá trình hoạt động, bước đầu cho thấy nhận thức của phần lớn các hộ lâm dân về vai trò của HTXLNBV chưa đầy đủ, năng lực quản trị và điều hành của bộ máy còn hạn chế. Tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai còn phân tán, manh mún; cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến còn thiếu và yếu; trình độ thâm canh rừng của người dân chưa cao. Tỷ lệ cơ giới hóa sản xuất thấp, nguồn tài chính của các HTX và nông dân còn hạn chế...

Trước yêu cầu phát triển kinh tế rừng, FOSDA đang xây xựng đề án phát triển hệ thống HTXLNBV tỉnh giai đoạn 2020-2030. Mục tiêu, giải pháp chủ yếu là từng bước hình thành chuỗi giá trị rừng trồng gỗ lớn, gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng, tạo điều kiện cho các lâm hộ cải thiện đời sống, làm giàu từ rừng, góp phần an sinh xã hội, giảm phát thải nhà kính, bảo vệ rừng tự nhiên. 

Hai trong số các yếu tố được xem là cơ bản, quan trọng nhất trong phát triển rừng trồng gỗ lớn, FSC theo chuỗi giá trị là phát triển hệ thống HTXLNBV và tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu sản phẩm. Phấn đấu từ năm 2020-2025, toàn tỉnh xây dựng và hoàn thiện 3 mô hình điểm về phát triển HTXLNBV (đạt mục tiêu cụ thể theo quy định); thành lập mới 14 HTXLNBV; củng cố, định hình và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ cơ bản cho 33 HTX.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện nay có 14 cơ sở, nhà máy chế biến lâm sản, hằng năm tiêu thụ trên 1 triệu tấn nguyên liệu gỗ là cơ hội lớn thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản. Các loại sản phẩm tiêu thụ trong và ngoài nước chủ yếu là dăm gỗ, ván bóc, gỗ thanh, đồ gỗ, ván dăm... với tổng doanh thu (năm 2019) đạt 1.344.575 triệu đồng.

Kim ngạch xuất khẩu lâm sản toàn tỉnh năm 2019 chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tính trong vòng 5 năm (2015-2019), kim ngạch xuất khẩu lâm sản hầu như không tăng, trong khi sản xuất lâm nghiệp liên tục tăng trưởng trong khâu trồng rừng nguyên liệu. Kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ toàn tỉnh chiếm 49,24% (trong khi tỷ lệ dăm trên tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản năm 2019 của cả nước chỉ khoảng 12%).

Điều này đòi hỏi cần có giải pháp, thu hút đầu tư cho chế biến sâu, tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm công nghệ cao; giảm mạnh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu thô, sản phẩm sơ chế (dăm); tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu lâm sản cả về số lượng, chất lượng và giá trị. Đây cũng chính là “điểm cuối” của chuỗi liên kết, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp khu vực hộ gia đình, cá nhân và HTXLNBV phát triển trong tương lai. 

Thông qua FOSDA, Chi hội Chủ rừng phát triển bền vững tại cơ sở, các HTX liên kết, hợp đồng cung cấp gỗ với các Công ty CP chế biến lâm sản Minh An và Công ty CP chế biến lâm sản Hòa Nga. Đến nay, sản lượng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC tại các HTX LNBV mới chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu và công suất của các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh.

Hai Công ty Minh An và Hòa Nha là những đơn vị đối tác, liên kết của Công ty Scansia Pacific tại địa phương trong chuỗi cung ứng gỗ FSC của Tập đoàn IKEA - là nơi chuyên sản xuất nội thất lắp ráp, thiết bị, phụ kiện nhà và cũng là tập đoàn bán lẻ đồ gỗ lớn nhất thế giới. Các hỗ trợ về tài chính cho hộ trồng rừng đều do Công ty Scansia Pacific đảm bảo. Hợp đồng liên kết này đang là chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản thành công nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước.

Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó hợp tác xã (HTX) làm khâu trung gian kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm đang được ngành nông nghiệp từng bước nhân rộng.

Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới
Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới

Hàng ngàn máy cày, máy thu hoạch lúa gặt đập liên hợp hiện đại được các hợp tác xã, người dân mua sắm, ứng dụng vào sản xuất, nhưng vẫn chưa đáp ứng trước yêu cầu trong tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp hiện nay.

Doanh nghiệp tăng tốc sản xuất đầu năm
Doanh nghiệp tăng tốc sản xuất đầu năm

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều doanh nghiệp đã trở lại nhịp sản xuất hối hả, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, vừa đảm bảo đúng tiến độ các hợp đồng xuất khẩu trong năm mới.