Thứ Tư, 21/10/2015 07:27

Nền kinh tế sinh học, tái sử dụng có thể nuôi sống và cứu lấy hành tinh

Việc biến vỏ quả dứa thành bao bì hay những chiếc áo thun thời trang được làm từ rác thải biển có thể nghe rất xa vời; nhưng ngày càng trở nên rõ ràng hơn rằng, một nền kinh tế dựa trên sinh khối có thể giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu như ô nhiễm và biến đổi khí hậu, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp quốc (FAO) ngày 20/4 cho hay.

FAO cảnh báo tỷ lệ đói nghèo trên thế giới vẫn còn caoLHQ tìm kiếm 1,06 tỷ USD xây “bức tường lửa chống nạn đói”Số người đói trên thế giới tăng lên 815 triệu ngườiFAO kêu gọi chung tay hạn chế sự lây lan của bệnh suy dinh dưỡng

Vỏ của quả dứa có thể được làm thành bao bì phân hủy sinh học. Ảnh: FAO

Một nền kinh tế sinh học bền vững, sử dụng sinh khối - vật liệu hữu cơ, như thực vật, động vật - để sản xuất thực phẩm và các hàng hoá phi thực phẩm là “quan trọng nhất đối với thiên nhiên và những người chăm sóc và sản xuất sinh khối”, bà Maria Helena Semedo, Phó Tổng giám đốc về Khí hậu và Tài nguyên thiên nhiên của FAO cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh Kinh tế Sinh học Toàn cầu năm 2018 ở thủ đô Berlin, Đức.

Điều này có nghĩa là nông dân gia đình, người làm rừng và ngư dân, cũng là “những người nắm giữ kiến ​​thức quan trọng về cách quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”, bà Maria giải thích thêm.

Bên cạnh đó, Phó Tổng giám đốc về Khí hậu và Tài nguyên thiên nhiên của FAO cũng nhấn mạnh cách mà cơ quan này không chỉ làm việc với các quốc gia thành viên và các đối tác khác trong các lĩnh vực kinh tế sinh học thông thường - nông, lâm nghiệp và thủy sản, mà còn là những công nghệ liên quan, chẳng hạn như công nghệ sinh học và công nghệ thông tin, nhằm phục vụ các ngành nông nghiệp.

"Chúng tôi phải thúc đẩy những nỗ lực phối hợp quốc tế và đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu", bà Maria lưu ý; đồng thời nhấn mạnh rằng, sự đổi mới đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực sinh học, chúng ta nên đảm bảo tất cả các kiến ​​thức, cả truyền thống lẫn mới nên được chia sẻ và hỗ trợ bình đẳng.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

FAO Giá lương thực thế giới tăng 14,3 vào năm 2022
FAO: Giá lương thực thế giới tăng 14,3% vào năm 2022

Bị thúc đẩy bởi giá năng lượng và phân bón cao hơn do tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine, giá lương thực toàn cầu vào năm 2022 cao hơn 14,3% so với 1 năm trước đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết.

FAO Giá lương thực thế giới tiếp tục giảm trong tháng 11
FAO: Giá lương thực thế giới tiếp tục giảm trong tháng 11

Chỉ số giá lương thực thế giới của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) đã giảm nhẹ trong tháng 11, đánh dấu mức giảm hàng tháng thứ 8 liên tiếp kể từ mức cao kỷ lục hồi tháng 3, khi bắt đầu xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine.

Đến tháng 11, dân số thế giới sẽ đạt 8 tỷ người
Đến tháng 11, dân số thế giới sẽ đạt 8 tỷ người

Theo dự báo của Liên Hiệp quốc đưa ra ngày 11/7, đến ngày 15/11, dân số thế giới sẽ đạt 8 tỷ người. Thêm vào đó, đến năm 2023, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.