Thứ Sáu, 28/08/2015 14:32

Nếu phụ nữ tỏa sáng, kinh tế có tỏa sáng theo?

"Nếu phụ nữ tỏa sáng, Nhật Bản sẽ tỏa sáng theo", và thủ tướng Shinzo Abe đặt trọng tâm vào "womenomics" - chính sách phát triển kinh tế hướng đến phụ nữ.

Phụ nữ Saudi Arabia lần đầu tiên được tham gia quân độiPhụ nữ và trẻ em gái - nhân tố quan trọng cho sự phát triển của thế giớiPhụ nữ Saudi Arabia sẽ được phép lái cả xe môtô và xe tảiCon gái Tổng thống Trump lọt vào danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới

Nội các Nhật có nhiều thành viên là nữ. Trong ảnh: Bộ trưởng bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản (MIC) Seiko Noda (trái) tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Nhật Bản Suzan R. Chinois tháng 2-2018 - Ảnh: MIC

Vào năm 1999, một trong những giải pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề khủng hoảng thiếu lao động do dân số già của Nhật Bản là có thêm nhiều phụ nữ tham gia thị trường lao động. 

Vào thời điểm đó, Nhật Bản có tỉ lệ phụ nữ đi làm là 57%, thấp nhất trong các nước phát triển.

Khi ông Shinzo Abe tái đắc cử thủ tướng năm 2012, ông lần đầu nhấn mạnh khái niệm "womenomics", nhằm kêu gọi sự tham gia của nhiều phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh để thúc đẩy nền kinh tế. 

Từ đó, vai trò của phụ nữ ở Nhật được nhìn nhận như một trụ cột chính trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Ông Abe nhiều lần, nhiều dịp đã nói những lời có cánh để kêu gọi phụ nữ đi làm. Năm 2014, ông nói: "Nếu phụ nữ tỏa sáng, Nhật Bản sẽ càng tỏa sáng hơn".

Nhiều người đã lo ngại áp lực và ý chí chính trị của giới lãnh đạo hàng đầu sẽ không đem đến một sự thay đổi thực chất nào ở Nhật Bản. 

Nhưng trong vòng chưa đến 3 năm, theo Japan Times, sự tham gia của phụ nữ Nhật Bản vào thị trường lao động đã tăng trưởng nhanh chóng, lên mức 66%, vượt cả Mỹ (64%).

Một thống kê khác trên trang Japan Government của Chính phủ Nhật Bản cho thấy từ năm 2012-2016, giai đoạn gắn liền với việc triển khai chiến lược kêu gọi phụ nữ "đi làm", đã có thêm 1,5 triệu phụ nữ Nhật tham gia thị trường lao động và số phụ nữ làm các vị trí quản lý đã tăng gấp đôi.

Cũng trong thời gian đó, số tiền các tập đoàn Nhật Bản kiếm được tăng 55% và tổng GDP của Nhật Bản cũng tăng lên 9%. Cùng với đó là Nhật Bản đạt tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trong lịch sử.

Việc giảm tải tiến tới xóa bỏ tình trạng thiếu chỗ gửi trẻ và đảm bảo gửi trẻ với chi phí hợp lý là một trong những nguyên nhân khiến số lượng phụ nữ đi làm tăng vọt. 

Năm 2013, chính quyền đặt mục tiêu xóa bỏ tình trạng thiếu chỗ gửi trẻ. Chỉ một năm sau, các cơ sở gửi trẻ có thêm 219.000 chỗ.

Vào ngày 1-4-2016, một đạo luật khuyến khích lao động nữ ở Nhật Bản chính thức có hiệu lực. 

Luật này yêu cầu các công ty tư nhân quy mô lớn và các cơ sở nhà nước có từ 300 lao động trở lên phải công bố mục tiêu và kế hoạch hành động nhằm đảm bảo đa dạng về giới. Đây là một bước đi có ý nghĩa và tăng cường tính minh bạch trong vấn đề lao động nữ.

Theo Tổ chức Phụ nữ Liên Hiệp Quốc, phụ nữ nhận lương thấp hơn đến 23% so với nam giới và chỉ số phụ nữ tham chính trung bình là dưới 23% trên toàn cầu.

Một chiến dịch mang tên "#stoptherobbery" - tạm dịch là "ngừng cướp bóc" - vận động về vấn đề trả lương công bằng trên cơ sở giới đã được triển khai và thu được những thành công bước đầu. 

Vào tháng 3-2017, Iceland là nước đầu tiên nói không với chi trả bất công cho phụ nữ. Các công ty phải chứng minh mình trả lương bình đẳng hoặc bị phạt nặng.

Tạo điều kiện để phụ nữ làm việc

Theo các chuyên gia, cải cách về giờ làm và tạo ra nhiều sự linh động hơn về môi trường làm việc cho phép người lao động có thể làm việc từ xa, tại nhà.

Ngoài ra, cần xóa bỏ những tư duy mặc định và định kiến xã hội lâu đời, tồn tại một cách vô thức về vai trò chăm sóc con cái của phụ nữ.

Nam giới cũng nên được khuyến khích tham gia tích cực vào công việc nhà, thậm chí đảm nhiệm vai trò ông nội trợ.

Theo Tuổi trẻ Online

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp
Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp

Gắn với thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cấp hội phụ nữ ở TP. Huế đã và đang nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Không để ai bị bỏ lại phía sau
Không để ai bị bỏ lại phía sau

Bằng những việc làm mang lại hiệu quả thiết thực, các cấp hội phụ nữ Thừa Thiên Huế hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.