Chủ Nhật, 29/09/2013 13:35

Nga đánh giá tích cực vòng đàm phán giữa các bên tại Syria

Các cuộc đàm phán giữa các bên Syria vừa kết thúc ngày 24/3 vừa qua tại Syria đem lại hy vọng vòng đàm phán dự kiến vào ngày 11/4 tới sẽ đạt kết quả tích cực.

Tăng hy vọng hòa bình cho SyriaTổng thống Iran kêu gọi kéo dài lệnh ngừng bắn ở Syria

 

Phát biểu ngày 28/3, Đặc phái viên Tổng thống Nga về Trung Đông và các nước châu Phi, Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Bogdanov cho biết các cuộc đàm phán giữa các bên Syria vừa qua khá hiệu quả.

Đặc phái viên Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Syria Staffan de Mistura đã soạn thảo một văn kiện không chính thức về kết quả cuộc đàm phán để các bên xem xét. Đây là một kết quả tích cực, đem lại hy vọng rằng vòng đàm phán tiếp theo sẽ đạt hiệu quả không kém.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh, Moskva hy vọng tại vòng đàm phán tiếp theo, phe đối lập có thể thành lập một phái đoàn thống nhất bao gồm cả người Kurd. Ông cho biết Nga và Mỹ phối hợp chặt chẽ hoạt động trong cuộc chiến chống khủng bố để quân đội Syria có thể hành động hiệu quả nhất.

Các quan chức quân đội và ngoại giao Nga, Mỹ vẫn đang tiếp tục thảo luận nhằm đạt được một thỏa thuận giữa hai bên về giám sát lệnh ngừng bắn tại Syria, tuy nhiên giữa Moskva và Washington vẫn tồn tại nhiều bất đồng về chính sách và kỹ thuật. Các cuộc tiếp xúc giữa các nhà lãnh đạo Nga và Mỹ trong thời gian qua diễn ra thường xuyên chưa từng thấy, đã cho thấy Washington hiểu rằng không thể giải quyết các vấn đề quốc tế lớn mà không có sự tham gia của Nga.

Trong vòng chưa đầy một năm qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ba lần thăm Nga, chưa kể đến hàng loạt cuộc điện đàm giữa các nhà lãnh đạo hai bên thảo luận nhiều vấn đề quốc tế nóng bỏng./.

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.