Thứ Năm, 22/10/2015 15:25

Ngân hàng Thế giới tuyên bố tăng vốn lịch sử trị giá 13 tỷ USD

Nhóm Ngân hàng Thế giới vừa tuyên bố tăng vốn trị giá 13 tỷ USD, nhằm nâng cao năng lực chống đói nghèo toàn cầu, theo tờ Nikkei ngày 22/4.

Indonesia dốc sức chuẩn bị cho Hội nghị thường niên của IMF-WBIndonesia sẵn sàng cho Hội nghị thường niên IMF-WB 2018WB: Nhu cầu vay vốn tín dụng gần chạm mức khủng hoảngWB tăng triển vọng tăng trưởng GDP khu vực Đông Á năm 2018WB kêu gọi quy hoạch đô thị khu vực Đông Á và Thái Bình DươngWB: Kinh tế toàn cầu cải thiện nhưng vẫn còn rủi ro

Các Thống đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong một bức ảnh chung tại các cuộc họp mùa Xuân của IMF và WB ở Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters

Động thái này nhận được sự nhất trí của Ủy ban Phát triển WB-IMF nhóm họp tại Washington (Mỹ) trong các cuộc họp mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Theo đó, 7,5 tỷ USD vốn sẽ được chuyển cho Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD), tổ chức cho vay chính trực thuộc WB và 5,5 tỷ USD cho Công ty Tài chính quốc tế (IFC), tổ chức cho vay hỗ trợ khu vực tư nhân. IBRD chứng kiến lần tăng vốn gần đây nhất vào năm 2010.

Được biết, Nhật Bản dự kiến đóng góp 1,1 tỷ USD trong tổng số vốn. Ngoài ra, Mỹ, nhà đóng góp lớn nhất của Ngân hàng Thế giới cũng đồng ý với động thái nói trên, nhằm đổi lấy những cải cách quy định cho vay.

Bên cạnh đó, Ủy ban Phát triển WB-IMF cũng nhất trí điều chỉnh cổ phần trong IBRD để trao tiếng nói lớn hơn cho các nền kinh tế mới nổi.

Ngày 21/4, Ủy ban hướng dẫn chính sách của IMF kết thúc cuộc họp 2 ngày, khẳng định trong một tuyên bố chung rằng, tăng trưởng kinh tế được cải thiện kể từ khi họ nhóm họp hồi tháng 10 năm ngoái, nhưng "nguy cơ tài chính gia tăng, cùng những căng thẳng leo thang về thương mại và địa chính trị, kết hợp với nợ toàn cầu ở mức cao lịch sử" đặt ra một mối đe dọa cho triển vọng.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Tổng Giám đốc điều hành IMF, bà Christine Lagarde lưu ý thêm, các thành viên cũng lên tiếng lo ngại về sự mở rộng của chủ nghĩa bảo hộ.

Tuy nhiên, bà Lagarde nhận định: "Chúng tôi hy vọng một cách chắc chắn rằng, với vai trò của thương mại hiện đang hỗ trợ tăng trưởng, điều này sẽ không phải là một trở ngại cho thương mại tự do, đóng góp vào tăng trưởng tốt hơn như chúng ta đang chứng kiến bây giờ".

Thanh Ngân (Lược dịch từ Nikkei)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN

Ngày 31/1, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas cho biết IMF hạ dự báo tăng trưởng của Singapore và các nền kinh tế Đông Nam Á khác trong năm 2023, do tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ lấn át tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế.

WB cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023
WB cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023

Theo Tạp chí Bloomberg ngày 7/1, Ngân hàng Thế giới (WB) lo ngại “những cú sốc bất lợi hơn nữa” có thể sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái trong năm nay; trong đó, các quốc gia nhỏ sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương.

IMF Kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023
IMF: Kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 1/1 nhận định, kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu đều trải qua giai đoạn suy yếu.