Thứ Ba, 11/10/2016 14:10

Ngành thép hướng tới mục tiêu tăng 10%

Năm 2019, ngành thép đặt mục tiêu tăng 10% so với năm 2018. Sở dĩ đặt ra con số này là nhờ vào sự nỗ lực của các doanh nghiệp ngành thép trong việc đẩy mạnh xuất khẩu. Đặc biệt, năm 2019, Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công cũng sẽ là "trợ lực" để cải thiện tình hình tiêu thụ thép.

Sức ép đối với ngành thépNgành thép Việt dồn dập bị kiện chống bán phá giáĐể thép Việt tránh các vụ kiện thương mạiNgành thép và dệt may Việt Nam thêm rủi ro vì cuộc chiến thương mạiNgành thép nỗ lực vượt qua khó khăn để về đíchNgành thép Việt Nam cần tăng năng lực cạnh tranh để mở rộng thị trường

Năm 2018, sản xuất thép từ các doanh nghiệp thành viên của VSA đạt hơn 24 triệu tấn, tăng 14,9% so với năm 2017

Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song bằng sự nỗ lực của doanh nghiệp cùng với những biện pháp hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, ngành thép đã có bước tăng trưởng khá, đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước và xuất khẩu.

Cụ thể, năm 2018, sản xuất thép từ các doanh nghiệp thành viên của VSA đạt hơn 24 triệu tấn, tăng 14,9% so với năm 2017; tiêu thụ đạt gần 22 triệu tấn, tăng 20,9%; xuất khẩu thép thành phẩm đạt gần 8 triệu tấn, tăng 40% về lượng, với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 5,7 tỷ USD.

Báo cáo từ Bộ Công Thương, tính chung 3 tháng đầu năm 2019, sản lượng sản xuất sắt thép thô, thép cán tăng lần lượt là 64,8% và 6,1% so với cùng kỳ năm trước; riêng thép thanh, thép góc giảm 0,5%. Về xuất khẩu, tính chung 3 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 744 triệu USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ.

Theo nhận định của Bộ Công Thương, ngành thép năm 2019 dự kiến sẽ tăng trưởng tốt, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong đó, động lực là dự án thép Formosa Hà Tĩnh năm 2019 sẽ đi vào vận hành 2 lò cao hết công suất, đạt công suất 7,5 triệu tấn/năm. Năm 2018, dự án này mới huy động khoảng 4,5 triệu tấn.

Một dự án khác là Thép Hòa Phát Dung Quất cũng có kế hoạch đi vào vận hành trong năm 2019. Theo đó, lò cao số 1 sẽ đi vào sản xuất trong tháng 6/2019, lò cao số 2 từ tháng 9/2019 và lò cao số 3 từ tháng 12/2019. Dự tính, nếu huy động hết công suất sẽ sản xuất khoảng 2 triệu tấn thép. Do đó, dự kiến mức tăng sản lượng thép các loại năm 2019 khoảng 10% so với năm 2018.

Mặc dù có sự tăng trưởng khá tốt nhưng trên thực tế, ngành thép không những phải cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam, mà còn phải đối mặt với xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại tại các quốc gia nhập khẩu đã khiến cho xuất khẩu thép của Việt Nam luôn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức.

Không chỉ gần đây mới xuất hiện nhiều vụ việc đối với mặt hàng thép mà từ nhiều năm nay, thép luôn là mặt hàng được các nước trên thế giới điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất, nhất là sau khi Mỹ đưa ra áp thuế 25% đối với mặt hàng thép (theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng thương mại 1962) đã khơi mào cho cuộc bùng nổ điều tra toàn cầu. Sau Mỹ, Canada, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh Á - Âu cũng điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ đối với toàn bộ ngành thép.

Lý giải vấn đề này, Cục phó trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) Phạm Châu Giang cho rằng, thứ nhất, thép là một mặt hàng sản xuất cơ bản của rất nhiều nước và được coi là vấn đề an ninh quốc gia.

Thứ hai, tình trạng dư cung trên toàn cầu (theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tính toán, hiện nguồn cung thép toàn cầu dư gần 900 triệu tấn, trong đó chủ yếu đến từ Trung Quốc).

Thứ ba, do kinh tế thế giới đang có xu hướng chững lại dẫn đến nhiều doanh nghiệp thép của các quốc gia gặp thiệt hại. Thứ tư, vấn đề liên quan đến xu hướng về bảo hộ mậu dịch đang quay trở lại.

Đối với Việt Nam, bà Giang cho biết, tại thời điểm này, Việt Nam phải hứng chịu 47 cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp các loại đối với thép. Riêng thép chiếm 1/3 tổng số vụ việc phòng vệ thương mại đối với các ngành hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, không phải vụ việc nào Việt Nam bị điều tra cũng bị áp thuế và chịu thiệt hại...

"Những thông tin cụ thể về các vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại về thép đều được Bộ Công Thương đăng đầy đủ trên website của bộ. Hiện Cục Phòng vệ thương mại cũng đang trong quá trình hoàn thiện Sách Trắng về các rào cản thương mại đối với loại hàng thép để công bố chính thức vào quý 2/2019 cho các doanh nghiệp cập nhật", bà Giang nhấn mạnh.

Nhận định diễn biến của ngành thép trong năm 2019, nhiều chuyên gia cho rằng, sẽ là một năm đầy khó khăn, thách thức do xu hướng bảo hộ trên thế giới vẫn gia tăng, nhu cầu thép trong nước chưa cho thấy dấu hiệu tích cực.

Hơn nữa, giá điện tăng 8,36% kể từ ngày 20/3/2019 sẽ tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, trong khi giá đầu ra bị hạn chế do nguồn cung dư thừa.

Vì vậy, theo Phó Chủ tịch VSA Nguyễn Văn Sưa, hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp cần tập trung các giải pháp đồng bộ. Theo đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hơn nữa trong sản xuất, kinh doanh, nhất là cần tập trung khắc phục tình trạng sản xuất cung vượt cầu như hiện nay.

Đồng thời, xây dựng chiến lược bài bản, rà soát cắt giảm các chi phí không cần thiết để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đầu tư, nghiên cứu các sản phẩm Việt Nam chưa sản xuất được, có tiềm năng phát triển lớn như: phôi dẹt, thép cuộn cán nóng hay các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như thép cơ khí chế tạo...

Theo VnEconomy

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội phục hồi cho ngành thép Việt Nam
Cơ hội phục hồi cho ngành thép Việt Nam

Sau một thời gian dài giá các mặt hàng sắt thép liên tục lao dốc, cộng thêm sức ép về triển vọng tăng trưởng kinh tế chậm lại, ngành thép Việt Nam đã và sẽ đối diện với nhiều thách thức, nhất là về năng lực tiêu thụ khi thị trường còn tiềm ẩn rủi ro. Trong bối cảnh đó, kênh xuất khẩu được nhận định sẽ là cửa sáng đối với các doanh nghiệp thép để giải bài toán tiêu thụ.

Ngành thép Việt Nam nỗ lực tìm điểm sáng trong năm 2023
Ngành thép Việt Nam nỗ lực tìm điểm sáng trong năm 2023

Chuyên gia ngành thép nhận định việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công sẽ là “đòn bẩy” cho các doanh nghiệp thép, giúp tạo "điểm sáng" bù đắp phần nào cho sự yếu kém của lĩnh vực bất động sản nhà ở.

Tăng trưởng bền vững cho ngành thép
Tăng trưởng bền vững cho ngành thép

Các biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ đã và đang được triển khai gần đây, cùng sự biến động của thị trường thép thế giới đang tạo ra những động lực tăng trưởng mới cho doanh nghiệp ngành thép trong năm 2022 khi nền kinh tế dần hồi phục sau đại dịch COVID-19. Từ đó, các doanh nghiệp thép có thêm nhiều cơ hội để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới.

Ngành thép tránh tầm ngắm phòng vệ thương mại
Ngành thép tránh 'tầm ngắm' phòng vệ thương mại

Hiện nay, gian lận xuất xứ hàng hóa để hưởng lợi không còn là vấn đề mới đối với ngành thép cũng như nhiều ngành hàng khác. Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp thép trong nước thua thiệt về sức cạnh tranh trên trường quốc tế mà còn có thể làm ảnh hưởng tới hình ảnh của cả ngành thép.