Thứ Năm, 04/06/2020 21:23

Ngẫu liên trên giấy

“Sen không phải là sen, mà lại là sen…” - PGS.TS. nhà nghiên cứu mỹ thuật Trang Thanh Hiền đã đúc kết một cách ngắn gọn như thế khi nói về những tác phẩm sáng tạo mới nhất của họa sĩ Phan Hải Bằng, những tác phẩm vừa được trình làng với chủ đề “Ngẫu liên trên giấy” trong không gian trưng bày nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế, 15 Lê Lợi, TP. Huế).

Phan Hải Bằng sáng tạo với “Ngẫu liên trên giấy”“Ngẫu liên” Trúc chỉ của hai nghệ sĩ Việt - Pháp

Tác phẩm trong loạt sáng tác mới của họa sĩ Phan Hải Bằng

Trong không gian ấy, người xem như lạc vào một câu chuyện sáng tạo mới lạ của người sáng lập ra Trúc chỉ Việt Nam. Hình hài của hoa sen đã được họa sĩ Phan Hải Bằng chuyển thể, cách điệu trên nền của những sắc màu, chất liệu một cách mới lạ, độc đáo. Những hoa, lá, đài, ngó, hạt… qua góc nhìn của người họa sĩ đang công tác tại Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) được khai thác, phân tích với một trật tự đảo lộn.

Những tác phẩm đó, nếu quan sát kỹ, có thể thấy được hình ảnh đài sen chứa những hạt sen được họa sĩ khai thác triệt để. Đó như biểu tượng sinh sôi với tính chất tạo hình đặc biệt của nó. Trong đó, có đài sen khô với những lỗ rỗng như những hốc mắt đen ngòm, tượng trưng cho sự chết chóc. “Một biến cố về sức khỏe cách đây nhiều năm đã làm tôi thay đổi quan niệm về sen”, họa sĩ Phan Hải Bằng tâm sự và lý giải đó cũng chính là ý tưởng giúp anh trải nghiệm, ứng dụng lên những tác phẩm mới nhất của mình.

Ngẫu liên được xây dựng dựa trên hình ảnh của bông sen và trải nghiệm cá nhân trong đời sống về những chuyển hóa trong hình thể trở thành thực thể sống, vận động riêng.

Tác phẩm “Ngẫu liên - cưu mang” nằm trong những sáng tác mới nhất được trưng bày của họa sĩ Phan Hải Bằng

Ngẫu liên được Phan Hải Bằng sử dụng xuyên suốt trong các sáng tác của mình với nhiều chất liệu kỹ thuật khác nhau từ đồ họa, hội họa cho đến media hay Trúc chỉ… Nhưng ở lần “Ngẫu liên trên giấy” này, họa sĩ quay trở lại với khả năng cơ bản nhất của giấy với thông điệp hoàn toàn mới. Hầu hết phần nhiều trong số đó được vẽ bằng màu nước, mực, marker… trên nền giấy dướng. Ngoài ra, có một số tác phẩm thực hiện trên Trúc chỉ như một sự kết thúc thử nghiệm với các loại xơ sợi để tạo nên một loại giấy - nền mới với các biểu hiện rất linh hoạt của Trúc chỉ, biểu hiện của độ loang thấm, của màu, của mực…

PGS.TS. họa sĩ Nguyễn Nghĩa Phương (Đại học Mỹ thuật Việt Nam) nhận định, Phan Hải Bằng có duyên với “giấy” khá sớm, từ triển lãm cá nhân với chủ đề “Vọng” năm 1997 với  giấy dó và màu nước. Nhưng đó lại trở thành thời khắc cho những câu hỏi liên tưởng với giấy của anh về tận sau này.

Với triển lãm lần này, Phan Hải Bằng cho thấy sự đa dạng, phong phú của đường nét và màu sắc, quay trở lại với khả năng cơ bản nhất của giấy: khả năng giấy - nền. Đây cũng là cách Phan Hải Bằng tái khởi đầu cho hành trình tiếp theo của cuộc phiêu lưu để tái khẳng định khả năng thứ nhất của giấy: giấy - nền, và quay về với ý thức tái sáng tạo loại giấy thủ công truyền thống của người Việt. Mặt khác, đây cũng là tiền đề cho hành trình tiếp nối, khẳng định các khả năng còn lại của giấy thông quan ý niệm Trúc chỉ - một sự minh định và bày tỏ các yếu tính của giấy như chính nó và như là một nghệ thuật độc lập.

Những tác phẩm trình làng lần này của Phan Hải Bằng qua góc nhìn của PGS.TS. nhà nghiên cứu mỹ thuật Trang Thanh Hiền dường như ẩn mình trong đó một thế giới riêng đầy tâm cảm của người nghệ sĩ khoác lên vai hành trang của mình trong nhiều năm với giấy dó, với Trúc chỉ và những ý niệm về cuộc đời mong manh, hư, thực, và cả sự cứu cánh của nghệ thuật.

“Phan Hải Bằng không chỉ nổi tiếng với vai trò là người tạo ra dòng giấy riêng biệt là nghệ thuật Trúc chỉ - PGS.TS. nhà nghiên cứu mỹ thuật Trang Thanh Hiền nhắc lại và khẳng định - thông qua triển lãm này, người ta dường như lại nhìn thấy một con người sáng tạo khác ở anh trên chất liệu giấy dướng với các hình thức tạo hình vốn có của mực nước, độ loang và tính biểu hiện cụ thể của bản chất ý tưởng”.

Với “Ngẫu liên trên giấy”, ít nhiều có thể nói anh đã đem đến cho công chúng một cách nhìn khác, một thế giới khác đầy tâm cảm cũng như đầy sẻ chia về thân phận và cuộc đời.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trúc Chỉ trong những ngôi nhà Việt
Trúc Chỉ trong những ngôi nhà Việt

Làm sao để Trúc Chỉ có mặt trong tất cả những ngôi nhà Việt là ước mơ từ thuở mới bắt đầu của họa sĩ Phan Hải Bằng, Ngô Đình Bảo Vi và các cộng sự. Ước mơ này thành hiện thực khi tác phẩm Trúc Chỉ đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành lớn của Việt Nam với nhiều không gian. Sản phẩm mới nhất trong Tết Quý Mão này sẽ là bộ thiết kế “Bàn thờ Táo Quân”, gồm kệ thờ và tranh bài vị Táo Quân chế tác từ Trúc Chỉ.

Phan Hải Bằng sáng tạo với “Ngẫu liên trên giấy”
Phan Hải Bằng sáng tạo với “Ngẫu liên trên giấy”

“Ngẫu liên trên giấy” là chủ đề triển lãm cá nhân của họa sĩ Phan Hải Bằng vừa được khai mại chiều 18/11 tại không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế, 15 Lê Lợi, TP. Huế).

“Ngẫu liên” Trúc chỉ của hai nghệ sĩ Việt - Pháp
“Ngẫu liên” Trúc chỉ của hai nghệ sĩ Việt - Pháp

Hàng chục tác phẩm nghệ thuật Trúc chỉ được sáng tác gần nhất của hai nghệ sĩ Pháp và Việt Nam vừa được trưng bày, giới thiệu tại triển lãm có tên “Ngẫu liên” được khai mạc, mở cửa đón người xem chiều 3/10 tại Viện Pháp tại Huế (1 Lê Hồng Phong, TP. Huế).

Vinh danh nghệ thuật Trúc Chỉ
Vinh danh nghệ thuật Trúc Chỉ

Họa sĩ Phan Hải Bằng - người đồng sáng lập loại hình nghệ thuật Trúc Chỉ đã được xướng danh với Giải thưởng sáng tạo Lê Bá Đảng - một trong những giải thưởng được thực hiện theo di nguyện của cố họa sĩ tài danh Lê Bá Đảng.

Tiếp nối hành trình Trúc chỉ
Tiếp nối hành trình Trúc chỉ

Trên hành trình phát triển, Trúc chỉ luôn mang đến những bất ngờ với công chúng về khả năng sáng tạo và ứng dụng vào đời sống. Ở Trúc chỉ, sự sáng tạo luôn được trao truyền và tiếp nối bởi những nguồn năng lượng mới từ thế hệ trẻ.