Chủ Nhật, 20/11/2016 06:35

Ngày hội của tình đoàn kết và gìn giữ di sản văn hóa

Sau ba ngày diễn ra, Ngày hội giao lưu văn hóa và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam – Lào, khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2019 đã chính thức khép lại bằng lễ bế mạc và chương trình trình diễn Dèng vào tối 19/5 tại Quảng trường A Lưới.

Ấn tượng đêm trình diễn nghệ thuật & trang phục truyền thống các dân tộc Việt - LàoThể thao gắn kết các dân tộcThổ cẩm - gạch nối giữa văn hóa và thị trườngTrưng bày hàng trăm hiện vật thể hiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu sốNhịp sống đồng bào dân tộc thiểu số qua ảnhĐặc sắc không gian văn hóa đồng bào dân tộc thiểu sốHơn 300 phụ nữ A Lưới ra quân làm vệ sinh môi trường

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng Ban tổ chức Ngày hội trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích tham gia ngày hội

Ngày hội đã trở thành một “đại lễ” văn hóa với sự tham gia của 500 cán bộ, nghệ nhân, diễn viên, vận đồng viên quần chúng đến từ 5 tỉnh của Việt Nam (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) có chung đường biên giới với Nước CHDCND Lào và 4 tỉnh nước bạn Lào (Atapu, Sê Kông, Salavan và Savanakhet) có chung đường biên giới với Việt Nam.

Các chương trình đảm bảo được nội dung văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, có ý nghĩa chính trị, văn hóa, thắm tình đoàn kết hữu nghị hai nước Việt Nam – Lào, để lại ấn tượng tốt đẹp với đông đảo đồng bào các dân tộc khu vực miền Trung – Tây Nguyên và du khách, cũng như các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên của hai nước tham gia ngày hội. Trong đó, phải kể đến chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật các dân tộc  đầu tư công phu, nội dung phong phú, mang đậm chất văn hóa dân tộc được thể hiện qua các làn điệu dân ca, dân vũ, các điệu múa, tiếng trống chiêng… đã tạo được sự thu hút người xem.

Phần trình diễn trang phục truyền thống đã giới thiệu được những giá trị bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng qua sắc màu hoa văn chủng loại trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, tạo nên một dấu ấn đặc biệt trong ngày hội. Trong khi đó, không gian trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa du lịch các tỉnh với hình ảnh, hiện vật, nhạc cụ, sản phẩm nông nghiệp… đã nói lên giá trị độc đáo của các địa phương. Riêng nội dung trình diễn dệt vải thổ cẩm của các dân tộc ở các tỉnh bên cạnh phản ánh được sự độc đáo của nghề truyền thống còn phản ánh được sự sáng tạo tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân trong việc tạo ra các tác phẩm dệt.

Màn trình diễn của các người mẫu trong đêm bế mạc

Nằm trong chương trình ngày hội còn là nơi mà hơn  200 huấn luyện viên, vận động viên cùng nhau tranh tài ở bốn môn thi được các dân tộc miền Trung – Tây Nguyên yêu thích gồm: kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy, bóng chuyền. Ban tổ chức đã trao 26 bộ huy chương và giải Nhất toàn đoàn cho đoàn Kon Tum.

Đặc biệt, Tổng cục Du lịch phối hợp với Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, UBND huyện A Lưới tổ chức các đoàn khảo sát các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện A Lưới và kết nối với huyện Tây Giang (Quảng Nam). Hoạt động này thu hút nhiều hãng lữ hành trong nước với gần 1.000 người tham gia trải nghiệm suối Pârle, thác A Nôr, suối Đăq Pling và những ngôi nhà sàn được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng truyền thống của đồng bào sinh sống ở huyện A Lưới (nhà Gươl của đồng vào Cơ Tu, nhà Rông của đồng bào Tà Ôi, nhà Dài của đồng bà Pa Kô).

Bên cạnh đó, du khách còn được giới thiệu về phong tục, tập quán đặc sắc của đồng bào, trải nghiệm sinh hoạt thường ngày, thưởng thức những món ngon, thức uống với cách chế biến, hương vị đặc sắc.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng Ban tổ chức Ngày hội cho biết, ngày hội tạo được không khí phấn khởi, đoàn kết, lòng tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nói chung, đồng bào dân tộc hai nước Việt Nam – Lào nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm gìn giữ di sản văn hóa quý báu và tình đoàn kết của hai dân tộc.

Ngày hội thực hiện được các nội dung, tạo được không khí phấn khởi, đoàn kết, lòng tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc 

“Việc tổ chức thành công Ngày hội đã góp phần không nhỏ trong việc giới thiệu quảng bá đến bạn bè trong và ngoài nước tiềm năng, thế mạnh, phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và di sản văn hóa các dân tộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển. Qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc và tình đoàn kết hữu nghị Việt – Lào.

Chúc cho mối quan hệ hữu nghị, thủy chung, giữa hai nước Việt Nam – Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, góp phần tích cực vào sự nghiệp và xây dựng, bảo vệ hai đất nước Việt Nam – Lào anh em”, ông Dung khẳng định.

Dịp này, Bộ Trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Bộ Tư lệnh Biên phòng – Bộ Quốc phòng, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong khu vực biên giới cũng như tham gia, tổ chức Ngày hội giao lưu văn hóa và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam – Lào, khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2019.

Nhật Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.