Thứ Sáu, 16/12/2016 14:56

Nghịch lý ở Mỹ: Thâm hụt “khủng” bất chấp nền kinh tế tăng trưởng liên tục

Sau 2 kỳ tăng trưởng kinh tế nổi bật vào năm 2018 và 3 tháng đầu năm 2019, nền kinh tế Mỹ được dự đoán có thể sẽ chậm lại trong thời gian còn lại của năm nay.

Tổng thống đắc cử Brazil ưu tiên giải quyết thâm hụt ngân sáchThâm hụt ngân sách Eurostat ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2008IMF thúc giục châu Phi cắt giảm thâm hụt ngân sáchĐức: Khủng hoảng tị nạn không làm thâm hụt ngân sáchThượng viện Mỹ thông qua khoản cắt giảm ngân sách 5.000 tỷ USD

Ảnh minh họa: AFP

Theo thông tin trên tờ AFP, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã triển khai nhiều chính sách, đồng thời đánh giá rất cao tình hình kinh tế Mỹ với tỷ lệ thất nghiệp giảm đến mức thấp nhất trong lịch sử, cùng một vài dấu hiện tích cực khác. Tuy nhiên, một nghịch lý đang diễn ra là thâm hụt ngân sách chính phủ vẫn tăng chóng mặt, bất chấp nguồn thu thuế quan tăng mạnh.

Sau 2 kỳ tăng trưởng kinh tế nổi bật vào năm 2018 và 3 tháng đầu năm 2019, nền kinh tế Mỹ được dự đoán có thể sẽ chậm lại trong thời gian còn lại của năm nay.

Nhờ tăng trưởng liên tục từ giữa năm 2009 đến nay, tháng 7 tới đây sẽ đánh dấu thời kỳ mở rộng kinh tế dài nhất trong lịch sử Mỹ. Với một nền kinh tế lành mạnh, đây có thể là thời điểm lý tưởng để các chính phủ tăng cường tài chính, giảm nợ và chuẩn bị kỹ hơn cho nguy cơ xảy ra biến động trong tương lai.

Tuy nhiên, nước này lại được dự báo có thể sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm 2019. Thậm chí, nhiều nhà kinh tế học đã nghĩ đến viễn cảnh suy thoái kinh tế, nhất là khi thâm hụt liên bang ghi nhận trong tháng 5 vừa qua đã đạt mức kỷ lục 208 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngay cả hàng tỷ USD thu được từ các cuộc chiến thương mại đa quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng không thể bù đắp được phần nào. Nguyên nhân chính là do số tiền này dùng để hỗ trợ nông dân bị ảnh hưởng bởi các khoản thuế quan áp dụng cho hàng hóa Mỹ bởi Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. Đồng thời, nợ chính phủ cũng đang tăng và hiện đang lớn hơn sản lượng kinh tế hằng năm ghi nhận ở mức hơn 22 nghìn tỷ USD.

Được biết, lần cuối cùng Mỹ thông báo thặng dư ngân sách là thời kỳ bùng nổ kinh tế dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bill Clinton thuộc Đảng Dân chủ hồi năm 1999 và 2000.

Đan Lê (Lược dịch từ AFP)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.