Chủ Nhật, 19/11/2017 13:15

Nghiên cứu, áp dụng được thì quá tốt

Những miệng cống như thế này được phân bố rộng khắp và khá dày 2 bên các tuyến đường trên địa bàn thành phố. Chúng đảm bảo cho việc thu gom, thoát nước nhanh chóng, chống ngập cho đô thị vào mùa mưa. Tuy nhiên, vào mùa nắng nóng, những miệng thu nước này lại là nơi bốc mùi hôi thối dội ngược từ lòng cống lên, gây khó chịu cho người qua lại và là nỗi khổ cho nhiều gia đình, quán xá chung quanh. Không hiếm gia đình phải tìm các tông, bao tải… để đậy lên miệng cống chặn mùi, cho dù việc làm này có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp của phố thị.

Khởi động từ vốn kết dưĐầu tư 170 tỷ đồng chỉnh trang các tuyến đường tại TP. HuếCông trình để lại ổ voi, ổ gàDự án cải thiện môi trường nước TP. Huế: Thách thức sử dụng vốn kết dư

Miệng cống trên đường Lê Lợi

Trong một lần đứng chờ người nhà trên đường Hùng Vương đoạn gần Khách sạn Duy Tân. Đúng vào lúc giữa trưa, nhìn lề đường phía trước có một bóng cây, tôi vội chạy đến, dựng xe và nhảy lên lề để tránh cái nắng đang chao chát đổ lửa. Nghiệt nỗi, gần ngay đó lại là một miệng cống, tôi và một người đàn ông lớn tuổi cũng đang vào “tị nạn” dưới bóng cây phải nhăn mày, bịt mũi để tránh cái mùi “nồng nàn” khó chịu phảng phất từ miệng cống này. Người đàn ông bâng quơ bắt chuyện với tôi và bảo, ngày trước theo như ông biết, mỗi miệng cống như thế này thường được thiết kế kèm theo cái “lưỡi gà”. Thiết bị đặc biệt này cho phép nước thoát xuống nhưng lại ngăn không cho mùi bốc lên. Bây giờ thì vị trí nào cũng chỉ là tấm lưới chống rác đơn giản, thúi um cả phố là phải.

Nghe ông nói, tôi về tra Google xem cái “lưỡi gà” nó như thế nào, nhưng chịu, không tìm được. Có thể anh gu-gồ chỉ chịu tìm giúp khi đánh đúng tên kỹ thuật của thiết bị này chăng? Rất hy vọng các anh, các chị trong giới chuyên môn cùng thử tìm, và quả thật nếu có, áp dụng bổ sung cho các miệng cống thì tốt quá- ít nhất là tại các khu vực đông dân cư, phố du lịch trọng điểm. Hoặc từ gợi ý có tính “nhắc nhớ” của người đàn ông nọ, giới kỹ sư, công nhân kỹ thuật cùng bắt tay nghiên cứu, sáng tạo thành công thì càng quý và rất ý nghĩa. Nhất là khi tất cả đang cùng chung tay xây dựng Thừa Thiên Huế thành đô thị di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Bài, ảnh: Hàn Yên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi
Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi

Vừa qua, chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của vua Hàm Nghi (1944 - 2023) tại Huế, nhất là việc khai trương không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật” giúp công chúng hiểu rõ hơn chân dung về vị vua yêu nước. Ông Nguyễn Đắc Xuân, Chủ tịch Hội Nghiên cứu và phát triển Di sản văn hóa Huế, người nghiên cứu về vua Hàm Nghi từ rất sớm, rất vui trước sự kiện này. Ông đã có buổi trò chuyện với Báo Thừa Thiên Huế xung quanh việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi.

Tiếp tục tiêu úng cho hơn 3 500 ha lúa
Tiếp tục tiêu úng cho hơn 3.500 ha lúa

Ngày 29/1, Sở NN&PTNT cho biết, tiếp tục chỉ đạo các địa phương, hợp tác xã (HTX) huy động các trạm bơm tiêu úng, thoát nước nhanh cho hơn 3.500 ha lúa còn lại.

Sen Huế “tỏa hương”
Sen Huế “tỏa hương”

Từ sen Huế gần gũi, các nhà nghiên cứu ở Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế đã “biến” từng bộ phận của cây sen truyền thống thành sản phẩm hấp dẫn trên bàn ăn, phòng khách của người dân Việt và nay mai đang chuẩn bị sang Mỹ.